Chuyên gia Hutchison cho biết, Hải quân Mỹ đã đưa vào biên chế chiếc tàu khu trục lớp Zumwalt đầu tiên cách đây vài năm. Dù việc chế tạo con tàu đã bị trì hoãn nhiều lần, nhưng không thể phủ nhận rằng đây là một con tàu rất hiện đại. Ảnh: Tàu khu trục lớp Zumwalt - Nguồn: Hải quân Mỹ
Khu trục hạm Zumwalt được trang bị cấu hình hỏa lực mạnh mẽ, bao gồm hai hải pháo cỡ nòng 155mm, 20 bệ phóng tên lửa đa năng thẳng đứng (VLS) Mk. 57; hai pháo tầm gần 30mm và các vũ khí khác. Ảnh: Tàu khu trục lớp Zumwalt - Nguồn: Milirary News.
Tàu Zumwalt sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk để tấn công các mục tiêu trên bộ và chống hạm, và được trang bị tên lửa RIM-162 Sea Sparrow cải tiến để phòng không. Ảnh: Tàu khu trục lớp Zumwalt - Nguồn: Hải quân Mỹ
Zumwalt còn được hỗ trợ bởi 1 máy bay trực thăng SH-60 Sea Hawk và 3 chiếc UAV MQ -8 Fire Scout. So với các tàu tuần dương trước đó của Mỹ, USS Zumwalt mang được 80 tên lửa có điều khiển, ít hơn so với tàu khu trục lớp Arleigh Burke (96 tên lửa) và kém xa tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga (128 tên lửa). Ảnh: Tàu khu trục lớp Zumwalt - Nguồn: Hải quân Mỹ
Lợi thế lớn nhất của USS Zumwalt là khả năng tàng hình. USS Zumwalt có hình dáng hoàn toàn khác với mọi tàu chiến thông thường, các cột ăng ten, đĩa radar và thiết bị viễn thông đều nằm khuất hoặc được bao bọc bên trong một cấu trúc nặng 900 tấn ở bên trên con tàu. Ảnh: Tàu khu trục lớp Zumwalt - Nguồn: Hải quân Mỹ
Chiếc tàu chiến có trọng tải trên 14.000 tấn này được tuyên bố có độ bộc lộ radar chỉ bằng 1 tàu loại nhỏ, cự ly bị radar đối phương phát hiện giảm đi 2,5 lần so với tàu cùng kích cỡ. Ảnh: Tàu khu trục lớp Zumwalt - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Còn chiếc tàu tuần dương Peter Đại đế, là chiếc cuối cùng trong số các tàu tuần dương lớp Kirov, được phát triển dưới thời Liên Xô. Nó được trang bị tên lửa chống hạm hạng nặng SS-N-19 Granite, nhiều loại tên lửa đối không và một pháo đôi, cỡ nòng 130 mm. Ảnh: Tàu tuần dương Peter Đại đế - Nguồn: Nguồn: Wikipedia
Hutchison cho rằng, mặc dù hỏa lực của tàu tuần dương Nga "Peter Đại đế" rất mạnh, nhưng quan trọng hơn là phải bắn trúng và tiêu diệt được mục tiêu của đối phương; vũ khí chống hạm chủ yếu của chiếc Peter Đại đế là tên lửa, do vậy cuộc đụng độ giữa hai tàu chiến mạnh nhất là một cuộc đối kháng điện tử. Ảnh: Tàu tuần dương Peter Đại đế - Nguồn: Nguồn: Wikipedia
Tàu khu trục USS Zumwalt với công nghệ tàng hình, là một mục tiêu rất khó “khóa” vào radar điều khiển hỏa lực; mặc dù tên lửa chống hạm Granit có thể biến Zumwalt thành đống sắt vụn, nhưng trước tiên là tàu Nga cần phải tìm ra Zumwalt trước. Ảnh: Tàu khu trục lớp Zumwalt - Nguồn: Hải quân Mỹ
Ngược lại hiệu suất tàng hình của tàu khu trục “Peter Đại đế” kém hơn nhiều, giống như một tấm biển chỉ đường khổng lồ trên radar, không khác gì “Lạy ông tôi ở bụi này” với đối thủ. Ảnh: Tàu tuần dương Peter Đại đế - Nguồn: Wikipedia
Ngoài ra Zumwalt cũng có thể được trang bị thêm một số vũ khí chống hạm, một trong số đó là tên lửa chống hạm phóng từ pháo do Vulcano Technologies phát triển, sẽ đưa tuần dương hạm Peter Đại đế vào một môi trường đầy chết chóc. Ảnh: Tàu khu trục lớp Zumwalt - Nguồn: Hải quân Mỹ
Hai khẩu pháo hải quân 155mm của USS Zumwalt có cơ số đạn 300 viên, đây là hỏa lực mạnh răn đe đối thủ. Ngoài ra, một số tên lửa Tomahawk cải tiến có thể được sử dụng làm vũ khí tấn công chống hạm. Ảnh: Tàu tuần dương Peter Đại đế - Nguồn: Wikipedia
Để có thể tiêu diệt các tàu tuần dương của Nga từ xa, trong tương lai Zumwalt có thể được nâng cấp với hệ thống “Tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM)” AGM-158C. Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia quân sự, AGM-158C sẽ khiến cho cán cân sức mạnh trong những cuộc giao tranh trên biển nghiêng về phía Mỹ. Ảnh: Tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C - Nguồn: Hải quân Mỹ
Chuyên gia Hutchison kết luận rằng, người chiến thắng trong trận chiến này là người có thể tìm ra đối thủ trước; về mặt này Zumwalt của Mỹ có lợi thế hơn chiếc Peter Đại đế của Nga, mặc dù hỏa lực của tàu Nga mạnh hơn tàu chiến Mỹ. Ảnh: Tàu khu trục lớp Zumwalt - Nguồn: Hải quân Mỹ
Video Tàu khu trục lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ - Nguồn: QPVN
Tiến Minh