Nếu xăng dầu tiếp tục tăng cao, Bộ Tài chính sẽ trình phương án giảm thuếTin khácBáo chí Lạng Sơn tiếp tục đổi mới, đồng hành cùng sự phát triển của tỉnhPhát huy tiềm năng về năng lượng tái tạo
Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng sẽ báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội ban hành nghị quyết giảm thuế phù hợp. Trước mắt là tiếp tục xin ý kiến giảm thuế bảo vệ môi trường.Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Thực hiện đồng bộ các giải pháp để bình ổn giá xăng dầu.Hiệp hội kiến nghị một loạt vấn đề liên quan đến thuế, giá bán xăng dầu.Quang cảnh buổi làm việc.
Hiệp hội kiến nghị một loạt vấn đề liên quan đến thuế, giá bán xăng dầu
Chiều 22/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chủ trì buổi làm việc với Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam nhằm trao đổi về một số kiến nghị liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Thay mặt Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, ông Bùi Ngọc Bảo đã nêu một số nội dung kiến nghị tới Bộ Tài chính, bao gồm: Vấn đề về thuế đối với xăng dầu (bao gồm: thuế suất thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhà thầu…); giá bán xăng dầu, chi phí trong công thức giá, quy định trong hình thành giá cơ sở và kiến nghị đề xuất về giá nhằm có mức giá phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh xăng dầu hiện nay.
Đồng thời, hiệp hội cũng kiến nghị liên quan đến việc áp dụng những quy định mới về hóa đơn điện tử được nêu trong Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2022.
Đề cập tới việc triển khai hóa đơn điện tử, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho biết, Hiệp hội ủng hộ và đồng tình cao với các nội dung của Thông tư số 78 với mục tiêu giám sát chặt chẽ đầu vào, đầu ra của các cửa hàng xăng dầu, tránh thất thu thuế và kiểm soát được nguồn xăng dầu, đặc biệt là nguồn trôi nổi.
Đây cũng là nội dung mà Hiệp hội đã đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước được trực tiếp vào điều khoản cụ thể trong Nghị định số 95/2021/NĐ-CP nhằm kiểm soát chặt chẽ lượng xăng dầu bán lẻ tại cửa hàng và tạo ra sự kết nối liên thông giữa các cơ quan thuế và cửa hàng xăng dầu. Tuy nhiên đề xuất này không được đưa vào Nghị định số 95.
Giải đáp cặn kẽ, cầu thị tiếp thu
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cùng với các lãnh đạo Vụ Chính sách thuế, Cục Quản lý giá, Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan đã ghi nhận và giải đáp cặn kẽ những kiến nghị từ phía hiệp hội, đồng thời tiếp thu các ý kiến đóng góp từ phía hiệp hội nêu ra với tinh thần cầu thị.
Theo đó, về giảm thuế với xăng dầu, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi nếu giá tiếp tục tăng sẽ báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội ban hành nghị quyết giảm thuế phù hợp. Trước mắt là tiếp tục xin ý kiến giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.
Về thuế nhà thầu với kho ngoại quan, Thứ trưởng cho biết, hiện nay theo quy định, các doanh nghiệp nước ngoài không hiện diện ở Việt Nam nhưng có hoạt động ở Việt Nam đều phải nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp. Do đó khi kinh doanh kho ngoại quan, bán hàng tại Việt Nam thì phải nộp thuế.
Khẩn trương hướng dẫn áp dụng hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu
Về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, Thứ trưởng đề nghị Tổng cục Thuế khẩn trương hướng dẫn các cục thuế và các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, cần thiết thì tập huấn trực tiếp để doanh nghiệp hiểu rõ về hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu để triển khai thực hiện.
Về đề xuất giảm thuế MFN đối với xăng dầu, Bộ Tài chính ghi nhận và sẽ nghiên cứu để có mức giảm phù hợp.
Đề cập tới nội dung áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày 1/7/2022, Thứ trưởng Vũ Thị Mai đề nghị phía Hiệp hội có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế trong việc nghiên cứu Nghị định 123 để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Với những hình thức kinh doanh đặc thù, cần có hướng dẫn đặc thù, cụ thể thì sẽ phải đưa nội dung đó vào văn bản pháp luật dưới hình thức nghị định, thông tư. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần thực hiện đúng quy định trong Luật.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp để bình ổn giá xăng dầu
Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, với tinh thần cầu thị, Bộ Tài chính tiếp thu những ý kiến của Hiệp hội, đồng thời sẽ họp nội bộ để đánh giá, phân tích ưu điểm, nhược điểm, tác động và đưa ra các giải pháp về cơ chế chính sách về xăng dầu.
“Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến đóng góp cũng như ý kiến phản biện từ phía Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam để quản lý kinh tế của đất nước, thúc đẩy sự phát nền kinh tế tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật và đảm bảo sự phát triển một cách bền vững”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, hiện nay giá xăng dầu liên tục tăng cao đã ảnh hưởng đến mọi ngành, mọi nghề và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Do đó, cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ để bình ổn giá xăng dầu, trong đó tập trung vào 3 nội dung:
Thứ nhất phải tìm được nguồn cung dồi dào nhưng giá rẻ.
Thứ hai là liên quan đến thuế. Về giải pháp này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, giảm thuế sẽ ảnh hưởng đến chính sách tài khóa nhưng sẽ kích cầu và phát triển kinh tế.
Hiện nay, có các sắc thuế như: Thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường.
Về thuế bảo vệ môi trường, hiện đã giảm 2.000 đồng/lít và Bộ Tài chính đang đề xuất tiếp tục giảm tiếp 1.000 đồng/lít. Còn về thuế tiêu thụ đặc biệt nếu giảm phải trình Quốc hội theo đúng thẩm quyền quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thứ ba, đồng thời với giảm thuế thì cần phải ngăn chặn buôn lậu, giảm được thẩm lậu xăng dầu. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, phải đưa ra các biện pháp để chặn đứng tình trạng này.
Nhấn mạnh phải thực hiện đồng bộ các nội dung trên, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ về các vấn đề này để triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định đời sống nhân dân.