Nga chưa có hệ thống phòng không đủ khả năng bắn hạ tên lửa Neptune?

Tên lửa Neptune do Ukraine chế tạo là một mục tiêu rất khó bị bắn hạ đối với lực lượng phòng không Nga.

Vào đêm 21/9/2023, Lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào sân bay quân sự Saki ở Bán đảo Crimea bằng tên lửa Neptune.

Vào đêm 21/9/2023, Lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào sân bay quân sự Saki ở Bán đảo Crimea bằng tên lửa Neptune.

Trong cuộc tấn công này, phía Ukraine đã sử dụng UAV để "làm quá tải" lực lượng phòng không Nga và sửa đổi tên lửa Neptune để tấn công các mục tiêu trên mặt đất, biện pháp trên đã mang lại kết quả cao.

Trong cuộc tấn công này, phía Ukraine đã sử dụng UAV để "làm quá tải" lực lượng phòng không Nga và sửa đổi tên lửa Neptune để tấn công các mục tiêu trên mặt đất, biện pháp trên đã mang lại kết quả cao.

Lực lượng phòng không Nga gặp khó khăn trong việc đẩy lùi cuộc tấn công nói trên, và điều này khiến giới truyền thông phải đặt câu hỏi liệu Moskva có vũ khí nào đủ khả năng bắn hạ tên lửa Neptune hay không.

Lực lượng phòng không Nga gặp khó khăn trong việc đẩy lùi cuộc tấn công nói trên, và điều này khiến giới truyền thông phải đặt câu hỏi liệu Moskva có vũ khí nào đủ khả năng bắn hạ tên lửa Neptune hay không.

Cần nhắc lại vào tháng 4/2022, Tư lệnh Hải quân Ukraine - Phó Đô đốc Oleksiy Neizhpapa trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ) đã cho biết về tình hình hiện tại ở Biển Đen.

Cần nhắc lại vào tháng 4/2022, Tư lệnh Hải quân Ukraine - Phó Đô đốc Oleksiy Neizhpapa trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ) đã cho biết về tình hình hiện tại ở Biển Đen.

Chỉ huy hạm đội Ukraine nói với các nhà báo WSJ rằng vào mùa xuân năm 2022, tổ hợp tên lửa chống hạm nội địa R-360 Neptun đã thực sự trải qua tình huống chiến đấu trong thực tế.

Chỉ huy hạm đội Ukraine nói với các nhà báo WSJ rằng vào mùa xuân năm 2022, tổ hợp tên lửa chống hạm nội địa R-360 Neptun đã thực sự trải qua tình huống chiến đấu trong thực tế.

Khi đó tên lửa Neptune đã nhắm mục tiêu vào tuần dương hạm Moskva - soái hạm của Hạm đội Biển Đen, cũng như ngăn chặn thành công cuộc đổ bộ vào cảng Odessa.

Khi đó tên lửa Neptune đã nhắm mục tiêu vào tuần dương hạm Moskva - soái hạm của Hạm đội Biển Đen, cũng như ngăn chặn thành công cuộc đổ bộ vào cảng Odessa.

Đồng thời, Phó Đô đốc Neizhpapa chính thức thừa nhận sự thật đã được tuyên bố trước đó rằng sau cuộc tấn công vào tàu tuần dương Moskva, tên lửa Neptune cũng đã nhắm vào khinh hạm tàng hình Đô đốc Essen.

Đồng thời, Phó Đô đốc Neizhpapa chính thức thừa nhận sự thật đã được tuyên bố trước đó rằng sau cuộc tấn công vào tàu tuần dương Moskva, tên lửa Neptune cũng đã nhắm vào khinh hạm tàng hình Đô đốc Essen.

Mặc dù không thể đánh chìm con tàu này như trường hợp tuần dương hạm Moskva nhưng nó bị hư hại đáng kể, cần nhiều thời gian sửa chữa.

Mặc dù không thể đánh chìm con tàu này như trường hợp tuần dương hạm Moskva nhưng nó bị hư hại đáng kể, cần nhiều thời gian sửa chữa.

Và ở đây, chi tiết mà ông Neizhpapa tiết lộ rất được quan tâm, đó là để "chống lại tên lửa Neptune, thủy thủ đoàn của tàu Đô đốc Essen đã sử dụng tới hệ thống tác chiến điện tử.

Và ở đây, chi tiết mà ông Neizhpapa tiết lộ rất được quan tâm, đó là để "chống lại tên lửa Neptune, thủy thủ đoàn của tàu Đô đốc Essen đã sử dụng tới hệ thống tác chiến điện tử.

Dấu hiệu trên trực tiếp cho thấy rằng Quân đội Nga đã không thể sử dụng hiệu quả tên lửa phòng không trên tàu để đẩy lùi một hoặc nhiều tên lửa Neptune mà đối phương phóng đi.

Dấu hiệu trên trực tiếp cho thấy rằng Quân đội Nga đã không thể sử dụng hiệu quả tên lửa phòng không trên tàu để đẩy lùi một hoặc nhiều tên lửa Neptune mà đối phương phóng đi.

Tại thời điểm này, câu hỏi được đặt ra một cách hợp lý đó là liệu Hải quân Nga có hệ thống phòng không nào đủ sức bắn hạ ít nhất là phiên bản chống hạm của tên lửa Neptune hay không, và sau đó một bức tranh khá mơ hồ đã xuất hiện.

Tại thời điểm này, câu hỏi được đặt ra một cách hợp lý đó là liệu Hải quân Nga có hệ thống phòng không nào đủ sức bắn hạ ít nhất là phiên bản chống hạm của tên lửa Neptune hay không, và sau đó một bức tranh khá mơ hồ đã xuất hiện.

Có tới 64 bệ phóng tên lửa tầm xa thuộc tổ hợp S-300F Fort, 4 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn Osa-MA và 6 khẩu pháo AK-630 6 nòng 30 mm được bố trí trên tàu tuần dương Moskva.

Có tới 64 bệ phóng tên lửa tầm xa thuộc tổ hợp S-300F Fort, 4 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn Osa-MA và 6 khẩu pháo AK-630 6 nòng 30 mm được bố trí trên tàu tuần dương Moskva.

Nhưng các bức ảnh cho thấy sau khi bị Neptune bắn trúng, không có hệ thống phòng không nào được đưa vào vị trí chiến đấu, hơn nữa việc phát nổ của tên lửa phòng không còn khiến soái hạm của Hạm đội Biển Đen chìm nhanh hơn.

Nhưng các bức ảnh cho thấy sau khi bị Neptune bắn trúng, không có hệ thống phòng không nào được đưa vào vị trí chiến đấu, hơn nữa việc phát nổ của tên lửa phòng không còn khiến soái hạm của Hạm đội Biển Đen chìm nhanh hơn.

Và có lẽ vấn đề ở đây chính là hệ thống phòng thủ chống tên lửa của tuần dương hạm Moskva không thể nhìn thấy Neptune đang bay tới, dẫn tới việc án binh bất động hoàn toàn.

Và có lẽ vấn đề ở đây chính là hệ thống phòng thủ chống tên lửa của tuần dương hạm Moskva không thể nhìn thấy Neptune đang bay tới, dẫn tới việc án binh bất động hoàn toàn.

Nếu tính vũ khí phòng không trên khinh hạm Đô đốc Essen thì còn tàu có 2 bệ pháo 6 nòng AK-360 và 2 cụm phóng 12 ống của tổ hợp tên lửa phòng không Shtil-1 với cơ số đạn là 24 tên lửa 9M317M.

Nếu tính vũ khí phòng không trên khinh hạm Đô đốc Essen thì còn tàu có 2 bệ pháo 6 nòng AK-360 và 2 cụm phóng 12 ống của tổ hợp tên lửa phòng không Shtil-1 với cơ số đạn là 24 tên lửa 9M317M.

Hải quân Nga cho rằng Shtil-1 có khả năng bắn hạ các mục tiêu trên không ở khoảng cách từ 2,5 km đến 50 km và ở độ cao từ 5 m đến 15 km, đồng thời việc phóng tên lửa có thể diễn ra trong khoảng thời gian cứ 2 giây một lần.

Hải quân Nga cho rằng Shtil-1 có khả năng bắn hạ các mục tiêu trên không ở khoảng cách từ 2,5 km đến 50 km và ở độ cao từ 5 m đến 15 km, đồng thời việc phóng tên lửa có thể diễn ra trong khoảng thời gian cứ 2 giây một lần.

Nhưng đã có điều gì đó "không ổn" với hệ thống phòng không trên khinh hạm Đô đốc Essen, khi thủy thủ đoàn buộc phải sử dụng không phải đạn đánh chặn, mà là phương tiện tác chiến điện tử để chống lại tên lửa Neptune.

Nhưng đã có điều gì đó "không ổn" với hệ thống phòng không trên khinh hạm Đô đốc Essen, khi thủy thủ đoàn buộc phải sử dụng không phải đạn đánh chặn, mà là phương tiện tác chiến điện tử để chống lại tên lửa Neptune.

Theo nhận định trong hai trường hợp mô tả ở trên, hệ thống phòng không trên tàu chiến Nga đã không thể bắn hạ tên lửa hành trình chống hạm Neptune bay bám sát mặt biển.

Theo nhận định trong hai trường hợp mô tả ở trên, hệ thống phòng không trên tàu chiến Nga đã không thể bắn hạ tên lửa hành trình chống hạm Neptune bay bám sát mặt biển.

Thực tế cho thấy đối với tên lửa chống hạm, loại cận âm tỏ ra khó đánh chặn hơn nhiều so với siêu âm, bởi ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu chúng chỉ bay cách mặt nước có 3 - 5 m, còn tên lửa siêu âm vào khoảng 20 - 30 m.

Thực tế cho thấy đối với tên lửa chống hạm, loại cận âm tỏ ra khó đánh chặn hơn nhiều so với siêu âm, bởi ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu chúng chỉ bay cách mặt nước có 3 - 5 m, còn tên lửa siêu âm vào khoảng 20 - 30 m.

Các đài radar của tàu chiến "nhìn từ trên xuống" gần như không thể phân biệt được tên lửa đang lao tới, bởi chúng gần như "hòa lẫn" điện dung với nước biển, khiến việc đánh chặn là vô cùng khó khăn.

Các đài radar của tàu chiến "nhìn từ trên xuống" gần như không thể phân biệt được tên lửa đang lao tới, bởi chúng gần như "hòa lẫn" điện dung với nước biển, khiến việc đánh chặn là vô cùng khó khăn.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-chua-co-he-thong-phong-khong-du-kha-nang-ban-ha-ten-lua-neptune-post552450.antd