Nga có sẵn 'Kế hoạch B cứng rắn' nếu NATO từ chối đảm bảo an ninh

Kế hoạch B cứng rắn sẽ được Nga triển khai trong trường hợp Mỹ và NATO bác bỏ những đề xuất của Moskva về đảm bảo an ninh.

Kế hoạch B cứng rắn đã được Nga chuẩn bị sẵn sàng và sẽ tung ra ngay lập tức nếu Mỹ và NATO từ chối đảm bảo an ninh cho họ, giới truyền thông tại Moskva cảnh báo.

Kế hoạch B cứng rắn đã được Nga chuẩn bị sẵn sàng và sẽ tung ra ngay lập tức nếu Mỹ và NATO từ chối đảm bảo an ninh cho họ, giới truyền thông tại Moskva cảnh báo.

Cần nhắc lại, Nga muốn được đảm bảo an ninh khi đưa ra bản dự thảo thỏa thuận, trong đó ghi rõ các nước NATO cam kết loại trừ khả năng kết nạp Ukraine cũng như mở rộng hơn nữa liên minh.

Cần nhắc lại, Nga muốn được đảm bảo an ninh khi đưa ra bản dự thảo thỏa thuận, trong đó ghi rõ các nước NATO cam kết loại trừ khả năng kết nạp Ukraine cũng như mở rộng hơn nữa liên minh.

Mỹ cần phải cam kết không mở rộng NATO về phía Đông và không kết nạp các quốc gia trước đây thuộc Liên Xô cũ. NATO không tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào trên lãnh thổ Ukraine và các quốc gia khác ở Đông Âu, Kavkaz và Trung Á.

Mỹ cần phải cam kết không mở rộng NATO về phía Đông và không kết nạp các quốc gia trước đây thuộc Liên Xô cũ. NATO không tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào trên lãnh thổ Ukraine và các quốc gia khác ở Đông Âu, Kavkaz và Trung Á.

Ngoài ra, Nga và NATO cam kết không tạo ra những điều kiện có thể bị phía bên kia coi là mối đe dọa, các bên cần phải xác nhận rằng không coi nhau là đối thủ.

Ngoài ra, Nga và NATO cam kết không tạo ra những điều kiện có thể bị phía bên kia coi là mối đe dọa, các bên cần phải xác nhận rằng không coi nhau là đối thủ.

Những bên tham gia thỏa thuận sẽ duy trì đối thoại và tương tác để cải thiện các cơ chế ngăn ngừa sự cố trên biển, trên không, trước hết là ở khu vực Baltic và Biển Đen.

Những bên tham gia thỏa thuận sẽ duy trì đối thoại và tương tác để cải thiện các cơ chế ngăn ngừa sự cố trên biển, trên không, trước hết là ở khu vực Baltic và Biển Đen.

Để giải quyết những vấn đề và sự cố, Nga và NATO sử dụng các cơ chế tham vấn khẩn cấp trên cơ sở song phương và đa phương, bao gồm cả Hội đồng Nga - NATO.

Để giải quyết những vấn đề và sự cố, Nga và NATO sử dụng các cơ chế tham vấn khẩn cấp trên cơ sở song phương và đa phương, bao gồm cả Hội đồng Nga - NATO.

Bên cạnh đó, các bên loại trừ việc triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn trên mặt đất ở những khu vực có khả năng tấn công mục tiêu trên lãnh thổ của các quốc gia khác trong hiệp ước.

Bên cạnh đó, các bên loại trừ việc triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn trên mặt đất ở những khu vực có khả năng tấn công mục tiêu trên lãnh thổ của các quốc gia khác trong hiệp ước.

Tuy nhiên đáp lại dự thảo của Nga về Hiệp ước với Mỹ và NATO liên quan đến việc đảm bảo an ninh của Nga, Đại sứ Mỹ tại Nga - ông Michael McFaul đã lên tiếng bày tỏ những yêu cầu của Washington đối với Moskva, trong đó nhiều điều bị xem là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Tuy nhiên đáp lại dự thảo của Nga về Hiệp ước với Mỹ và NATO liên quan đến việc đảm bảo an ninh của Nga, Đại sứ Mỹ tại Nga - ông Michael McFaul đã lên tiếng bày tỏ những yêu cầu của Washington đối với Moskva, trong đó nhiều điều bị xem là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Trong số các điều khoản bao gồm cả việc bắt buộc trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine, rút Quân đội Nga khỏi Abkhazia và Transnistria, rút tên lửa Iskander khỏi khu vực Kaliningrad.

Trong số các điều khoản bao gồm cả việc bắt buộc trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine, rút Quân đội Nga khỏi Abkhazia và Transnistria, rút tên lửa Iskander khỏi khu vực Kaliningrad.

Rõ ràng là phía Nga không có ý định thực hiện các yêu cầu đó và thật hợp lý khi cho rằng ở giai đoạn hiện tại, không có cuộc đàm phán nào về việc ký kết thỏa thuận.

Rõ ràng là phía Nga không có ý định thực hiện các yêu cầu đó và thật hợp lý khi cho rằng ở giai đoạn hiện tại, không có cuộc đàm phán nào về việc ký kết thỏa thuận.

Trong bối cảnh NATO công khai coi thường yêu cầu của Nga, người đứng đầu phái đoàn nước này tham gia đàm phán tại Vienna về an ninh quân sự và kiểm soát vũ khí - ông Konstantin Gavrilov đã đưa ra cảnh báo đanh thép.

Trong bối cảnh NATO công khai coi thường yêu cầu của Nga, người đứng đầu phái đoàn nước này tham gia đàm phán tại Vienna về an ninh quân sự và kiểm soát vũ khí - ông Konstantin Gavrilov đã đưa ra cảnh báo đanh thép.

Ông Gavrilov cho rằng, Nga sẽ phản ứng cực kỳ gay gắt trước việc NATO từ chối tổ chức các cuộc đàm phán như vậy. Theo đó, Moskva có sẵn "Kế hoạch B" mà liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương sẽ không thích.

Ông Gavrilov cho rằng, Nga sẽ phản ứng cực kỳ gay gắt trước việc NATO từ chối tổ chức các cuộc đàm phán như vậy. Theo đó, Moskva có sẵn "Kế hoạch B" mà liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương sẽ không thích.

Trưởng phái đoàn Nga nhấn mạnh, Moskva sẵn sàng hành động cực kỳ cứng rắn, vì không chỉ lợi ích quốc gia của Nga mà cả an ninh của họ đều phụ thuộc vào những thỏa thuận như vậy.

Trưởng phái đoàn Nga nhấn mạnh, Moskva sẵn sàng hành động cực kỳ cứng rắn, vì không chỉ lợi ích quốc gia của Nga mà cả an ninh của họ đều phụ thuộc vào những thỏa thuận như vậy.

Ông Gavrilov không đưa ra bất kỳ chi tiết nào, tuy nhiên giới chuyên gia tin rằng đó không chỉ là việc triển khai lực lượng bổ sung ở biên giới với NATO, mà còn bố trí tên lửa tầm trung và tầm ngắn tại những vị trí trọng yếu.

Ông Gavrilov không đưa ra bất kỳ chi tiết nào, tuy nhiên giới chuyên gia tin rằng đó không chỉ là việc triển khai lực lượng bổ sung ở biên giới với NATO, mà còn bố trí tên lửa tầm trung và tầm ngắn tại những vị trí trọng yếu.

“Nga có đủ đòn bẩy đối với NATO và Mỹ. Chúng ta có thể nói về việc triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở khu vực Kaliningrad, Crimea và thậm chí trên đất Belarus".

“Nga có đủ đòn bẩy đối với NATO và Mỹ. Chúng ta có thể nói về việc triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở khu vực Kaliningrad, Crimea và thậm chí trên đất Belarus".

"Có thể các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật và chiến lược sẽ được triển khai càng gần biên giới NATO càng tốt. Bên cạnh đó, một đội quân vài chục nghìn người có thể được điều động bổ sung sang nước láng giềng Belarus”, ông Gavrilov cảnh báo.

"Có thể các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật và chiến lược sẽ được triển khai càng gần biên giới NATO càng tốt. Bên cạnh đó, một đội quân vài chục nghìn người có thể được điều động bổ sung sang nước láng giềng Belarus”, ông Gavrilov cảnh báo.

Phản ứng trước mắt có thể được Nga đưa ra chính là điều động một trung đoàn tiêm kích đánh chặn MiG-31K với tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal tới đóng quân thường trực tại Belarus, lực lượng này đủ để khiến phương Tây cảm thấy "lạnh gáy".

Phản ứng trước mắt có thể được Nga đưa ra chính là điều động một trung đoàn tiêm kích đánh chặn MiG-31K với tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal tới đóng quân thường trực tại Belarus, lực lượng này đủ để khiến phương Tây cảm thấy "lạnh gáy".

Hiện tại, các quan chức NATO và Mỹ vẫn chưa đưa ra bình luận nào về việc Nga cảnh báo sẽ chuyển sang một kế hoạch hành động cứng rắn nếu đòi hỏi của họ không được đáp ứng.

Hiện tại, các quan chức NATO và Mỹ vẫn chưa đưa ra bình luận nào về việc Nga cảnh báo sẽ chuyển sang một kế hoạch hành động cứng rắn nếu đòi hỏi của họ không được đáp ứng.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-co-san-ke-hoach-b-cung-ran-neu-nato-tu-choi-dam-bao-an-ninh-post490590.antd