Điều thêm Abrams và cơn cuồng loạn
Tờ Stars and Stripes dẫn lời phát ngôn viên quân đội Mỹ Terry Welch cho biết, lực lượng này chuyển thêm xe tăng chiến đấu Abrams đến Đông Âu.
Nhanh chóng triển khai
Mười bốn xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams và một xe cứu hộ bọc thép M88 đã được chuyển đến kho dự trữ quân sự số 2 của quân đội Mỹ tại Powidz, Ba Lan.
Theo tờ báo, cơ sở này dự kiến sẽ đi vào hoạt động hoàn toàn vào năm tới và có thể chứa tới 85 xe tăng, 190 xe chiến đấu bọc thép và 35 khẩu pháo.
Đại tá Ernest Lane II, chỉ huy Lữ đoàn hỗ trợ dã chiến số 405 của Lục quân Mỹ chịu trách nhiệm và là chỉ hủy tại cơ sở này nói rằng Kho dự trữ vũ khí của Lục quân-2 có tác động rất lớn đến NATO.
Ông tuyên bố: "Vị trí chiến lược của căn cứ cho phép chúng tôi có nhiều con đường tiếp cận cũng như lộ trình khởi hành bằng nhiều cách khác nhau".
Kho dự trữ vũ khí của Lục quân-2, một trong số nhiều địa điểm như vậy do Mỹ duy trì ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, về cơ bản cho phép các chỉ huy Mỹ trong khu vực nhanh chóng sử dụng những vũ khí này mà không cần phải vận chuyển chúng từ Mỹ.
Đầu tháng 6, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo NATO muốn thành lập 3 căn cứ quân sự lớn ở Ba Lan, Slovakia và Romania để chuyển vũ khí cho Ukraine.
Lời cảnh báo của ông Orban được đưa ra trong bối cảnh NATO đang tiến hành quân sự hóa châu Âu dưới chiêu bài chuẩn bị chống lại "mối đe dọa tưởng tượng từ Nga".
Cơn cuồng loạn
Tờ Stars and Stripes cho biết thêm, ngay trước khi triển khai thêm Abrams đến Ba Lan, khối quân sự do Mỹ đứng đầu cũng đã sẵn sàng các hành lang trên bộ cho phép quân đội Mỹ tiến ra tiền tuyến nhanh nhất trong kịch bản nóng.
Kịch bản nóng mà Mỹ và khối quân sự NATO vạch ra đó là xảy ra chiến tranh ở châu Âu, trong một động thái nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công tiềm tàng của Nga.
Về lý thuyết, binh sĩ Mỹ có thể đến một trong 5 cảng được chỉ định và sau đó được vận chuyển dọc theo các tuyến đường hậu cần đã định trước trên lục địa già.
Theo kế hoạch, lực lượng Mỹ sẽ đổ bộ vào Hà Lan và sau đó được đưa đến Ba Lan qua Đức bằng tàu hỏa. Các lựa chọn tiềm năng khác bao gồm sử dụng các cảng ở Balkan, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Ý, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bài báo cho biết: "Trong các hành lang này, quân đội các quốc gia sẽ không bị hạn chế bởi các quy định địa phương và sẽ được tự do vận chuyển các lô hàng quân sự và vũ khí mà không bị hạn chế thông thường".
Cuộc xung đột Ukraine đã chứng tỏ các căn cứ hậu cần của Kiev đặc biệt dễ bị tấn công chính xác bởi Nga.
Theo Trung tướng Alexander Sollfrank, chỉ huy Bộ chỉ huy hỗ trợ và hỗ trợ chung của NATO (JSEC), các căn cứ lớn hơn, giống như những căn cứ ở Afghanistan hoặc Iraq, không còn khả thi vì chúng có thể bị nhắm mục tiêu và phá hủy một cách dễ dàng bởi vũ khí từ Nga.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn Tổng thống Nga Vladimir Putin dành cho nhà báo Mỹ Tucker Carlson, tổng thống nói rõ rằng Nga không có kế hoạch tấn công bất kỳ quốc gia NATO nào.
"Điều đó hoàn toàn không thể xảy ra. Bạn không cần phải là một nhà phân tích nào đó, việc tham gia vào một cuộc chiến tranh toàn cầu nào đó là đi ngược lại lẽ thường. Và một cuộc chiến tranh toàn cầu sẽ đưa toàn thể nhân loại đến bờ vực diệt vong. Đó là điều hiển nhiên", ông nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo Nga cũng nói thêm rằng những lời lẽ mang tính hủy diệt như vậy cùng những động thái hiện nay của phương Tây chỉ đơn giản góp phần tạo nên cơn cuồng loạn quân sự "gây ra mối đe dọa".
Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/dieu-them-abrams-va-con-cuong-loan-post689869.html