Vũ khí nào của tiêm kích F-16 gây ra mối đe dọa lớn nhất?

Các báo cáo gần đây về tiêm kích F-16 của Ukraine đã thu hút sự chú ý đáng kể từ cả giới truyền thông quốc tế và quân sự.

Sự xuất hiện của những tiêm kích F-16 trên lãnh thổ Ukraine có thể làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực trong khu vực và tạo ra những thách thức mới cho lực lượng vũ trang Nga.

Trọng tâm chính ở đây là phân tích các loại vũ khí mà F-16 có thể được trang bị và mối đe dọa tiềm tàng mà chúng gây ra đối với những mục tiêu trên bộ, trên không và trên biển của Nga.

Máy bay chiến đấu F-16 do công ty General Dynamics của Mỹ (nay là Lockheed Martin) phát triển, là một trong những tiêm kích linh hoạt và phổ biến nhất trên thế giới. Nó được trang bị nhiều loại vũ khí cho phép thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu đa dạng, bao gồm không chiến, tấn công mục tiêu mặt đất và hỗ trợ hoạt động hải quân.

Vũ khí chính của F-16 bao gồm tên lửa không đối không và không đối đất cũng như bom với nhiều hệ thống dẫn đường khác nhau. Trong số các tên lửa không chiến có AIM-120 AMRAAM và AIM-9 Sidewinder.

AIM-120 AMRAAM (Tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến) được dẫn đường bằng radar chủ động, có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu trên không ở cự ly lên tới 180 km. Trong khi AIM-9 Sidewinder là tên lửa tầm gần dẫn đường bằng hồng ngoại được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu cơ động cao.

Để tấn công mục tiêu mặt đất, F-16 có thể sử dụng tên lửa AGM-65 Maverick và AGM-88 HARM, cũng như bom JDAM hay Paveway.

Tên lửa AGM-65 Maverick dẫn đường bằng tia hồng ngoại hoặc truyền hình, được thiết kế để tấn công các mục tiêu bọc thép như xe tăng và xe chiến đấu bộ binh.

AGM-88 HARM (Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao) được thiết kế để tiêu diệt các trạm radar và hệ thống phòng không, khiến nó cực kỳ hiệu quả trong việc trấn áp hệ thống phòng thủ của đối phương.

Bom JDAM và Paveway được trang bị hệ thống dẫn đường GPS và laser, đảm bảo tấn công chính xác cao cả mục tiêu tĩnh và di chuyển. JDAM là bộ thiết bị biến bom rơi tự do thông thường thành đạn dẫn đường chính xác, trong khi Paveway là dòng bom dẫn đường bằng laser mang lại cú đánh có độ chính xác cao.

 Tiêm kích F-16 được trang bị kho vũ khí rất đa dạng.

Tiêm kích F-16 được trang bị kho vũ khí rất đa dạng.

Sự xuất hiện của tiêm kích F-16 ở Ukraine đặt ra mối đe dọa đáng kể đối với nhiều loại mục tiêu trên mặt đất của Nga. Tên lửa AGM-65 Maverick và bom JDAM sẽ tấn công xe tăng, xe bọc thép chở quân và trận địa pháo binh. Nếu trước đây Kyiv tập trung hỏa lực vào các sở chỉ huy thì giờ đây họ sẽ sử dụng hàng loạt những vũ khí kể trên.

Tên lửa AGM-88 HARM gây ra mối đe dọa đặc biệt đối với các hệ thống phòng không và trạm radar của Nga. Những tên lửa này được thiết kế để phá hủy các nguồn bức xạ radar và có thể ngăn chặn hệ thống phòng thủ một cách hiệu quả, tuy nhiên, quân đội Nga đã học được cách chống lại chúng và những vũ khí tên lửa này không còn là mối đe dọa nghiêm trọng nữa.

Ngoài ra máy bay chiến đấu F-16 có thể sử dụng bom dẫn đường Paveway để đánh phá đối tượng quan trọng như cầu, nhà máy điện và trung tâm liên lạc. Tuy nhiên do tầm xa ngắn, Lực lượng Vũ trang Ukraine khó lòng mạo hiểm đưa máy bay lên độ cao trực tiếp để tránh bị hệ thống phòng không Nga tiêu diệt.

Bên cạnh đó, tên lửa AIM-120 AMRAAM và AIM-9 Sidewinder gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tài sản trên không của Nga. AIM-120 có tầm bắn và độ chính xác cao, là mối đe dọa lớn nhất, đặc biệt đối với các máy bay hoạt động trong khu vực tuyến tiếp xúc chiến đấu.

AIM-9 Sidewinder được thiết kế để cận chiến và sử dụng cơ chế dẫn đường hồng ngoại, giúp nó chống lại các mục tiêu cơ động cao một cách hiệu quả. Tuy nhiên tầm bắn của loại tên lửa này tương đối ngắn nên khả năng cao Ukraine sẽ dùng chúng để đánh chặn tên lửa hành trình và máy bay không người lái của Nga.

Các mục tiêu trên biển cũng có thể bị tiêm kích F-16 tấn công. Việc sử dụng tên lửa chống hạm như AGM-84 Harpoon cho phép F-16 tấn công tàu thuyền ở khoảng cách xa.

Tên lửa AGM-84 Harpoon được trang bị radar dẫn đường chủ động đủ sức hủy diệt đối tượng từ cự ly lên tới 280 km, khiến nó trở thành vũ khí chống hạm rất hiệu quả.

Các chuyên gia cho rằng Mỹ khó có thể gửi những tên lửa hiện đại như vậy cho Kyiv, nhưng ngay cả ở phiên bản cũ tầm bắn 150 - 160 km vẫn đủ tạo ra mối đe dọa nhất định cho Hải quân Nga và Moskva cần nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục.

Tiêm kích F-16 là phương tiện chiến đấu rất lợi hại.

Mời xem GỢI Ý ĐÁP ÁN các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra từ sáng 27/6.

Lịch thi cụ thể:

Sáng 27/6 thi Ngữ Văn; Chiều thi Toán.

Sáng 28/6 thi tổ hợp KHTN (Lý-Hóa-Sinh)/KHXH (Sử-Địa-Giáo dục công dân); Chiều thi Ngoại ngữ.

Ngay khi kết thúc mỗi môn thi, mời quý độc giả xem Gợi ý lời giải, Gợi ý đáp án trên Báo Giáo dục và Thời đại (giaoducthoidai.vn) >>>

Theo Avia-pro

Sao Đỏ

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/vu-khi-nao-cua-tiem-kich-f-16-gay-ra-moi-de-doa-lon-nhat-post689861.html