Nga dùng 'chiến thuật chăn cừu', áp sát 'hang rồng' Pokrovsk

Mặc dù không hề tuyên truyền về 'cuộc tiến công mùa hè', nhưng có thể nhận thấy, Nga đã tổng tiến công gần như trên toàn chiến trường, trong đó hướng tiến công chủ yếu là thành phố Pokrovsk, ở trung tâm Donetsk.

Gần đây, hướng tiến công chủ yếu trong “cuộc tấn công mùa hè” của Quân đội Nga cuối cùng đã rõ ràng, đó là “đi sâu vào hang cọp”, nơi được sử dụng làm trung tâm hậu cần của Quân đội Ukraine, đánh chiếm thành phố Pokrovsk, “cốt lõi phòng thủ” của Quân đội Ukraine trên chiến trường Donetsk.

Gần đây, hướng tiến công chủ yếu trong “cuộc tấn công mùa hè” của Quân đội Nga cuối cùng đã rõ ràng, đó là “đi sâu vào hang cọp”, nơi được sử dụng làm trung tâm hậu cần của Quân đội Ukraine, đánh chiếm thành phố Pokrovsk, “cốt lõi phòng thủ” của Quân đội Ukraine trên chiến trường Donetsk.

Bắt đầu từ ngày 20/7, các đơn vị tinh nhuệ của Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 25, 15 và Lữ đoàn sơn cước số 55 thuộc "Cụm quân trung tâm" của Quân đội Nga đã bắt đầu xâm nhập khu vực thuộc tuyến phòng ngự thứ ba của Tập đoàn quân số 3 Ukraine ở phía tây Avdiivka và cách thành phố Pokrovsk 18 km.

Bắt đầu từ ngày 20/7, các đơn vị tinh nhuệ của Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 25, 15 và Lữ đoàn sơn cước số 55 thuộc "Cụm quân trung tâm" của Quân đội Nga đã bắt đầu xâm nhập khu vực thuộc tuyến phòng ngự thứ ba của Tập đoàn quân số 3 Ukraine ở phía tây Avdiivka và cách thành phố Pokrovsk 18 km.

Trên “mấu lồi Ocheretine”, Quân đội Nga tổ chức thành thành ba nhóm tấn công. Nhóm xung kích thứ nhất chủ yếu bao gồm các binh sĩ tinh nhuệ trực thuộc Sư đoàn xe tăng Cận vệ số 90, tận dụng địa hình cao ở làng Novo-Olesandrivka và tiếp tục tiến đến làng Vozdvizhenka ở phía tây bắc.

Trên “mấu lồi Ocheretine”, Quân đội Nga tổ chức thành thành ba nhóm tấn công. Nhóm xung kích thứ nhất chủ yếu bao gồm các binh sĩ tinh nhuệ trực thuộc Sư đoàn xe tăng Cận vệ số 90, tận dụng địa hình cao ở làng Novo-Olesandrivka và tiếp tục tiến đến làng Vozdvizhenka ở phía tây bắc.

Mục tiêu của nhóm này là đe dọa huyết mạch của đường cao tốc T-0504, dựa vào đòn tấn công nhử, để liên tục kiềm chế và quấy rối lực lượng chủ lực của Quân đội Ukraine. Đồng thời, nhóm này có nhiệm vụ bảo vệ bên sườn phải theo hướng tấn công chính của Quân đội Nga, để tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chủ lực tiến công nhanh theo hướng tây và làm lực lượng dự bị chiến dịch.

Mục tiêu của nhóm này là đe dọa huyết mạch của đường cao tốc T-0504, dựa vào đòn tấn công nhử, để liên tục kiềm chế và quấy rối lực lượng chủ lực của Quân đội Ukraine. Đồng thời, nhóm này có nhiệm vụ bảo vệ bên sườn phải theo hướng tấn công chính của Quân đội Nga, để tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chủ lực tiến công nhanh theo hướng tây và làm lực lượng dự bị chiến dịch.

Nhóm xung kích thứ hai là nhóm trung tâm, do các đơn vị cơ động tinh nhuệ, gồm Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 25, 15 và Lữ đoàn sơn cước số 55 đảm nhiệm, đây là hướng tấn công chủ yếu của Quân đội Nga, có nhiệm vụ bám theo tuyến đường sắt dẫn đến thành phố Pokrovsk.

Nhóm xung kích thứ hai là nhóm trung tâm, do các đơn vị cơ động tinh nhuệ, gồm Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 25, 15 và Lữ đoàn sơn cước số 55 đảm nhiệm, đây là hướng tấn công chủ yếu của Quân đội Nga, có nhiệm vụ bám theo tuyến đường sắt dẫn đến thành phố Pokrovsk.

Sau khi nhóm này chiếm làng Progress, một ngôi làng quan trọng nằm kề tuyến đường sắt và đường quốc lộ T0511, quân Ukraine bị đẩy về phía khu rừng phía tây. Đồng thời làng Vovche đã bị quân Nga chiếm vào chiều 24/7, để làm bàn đạp tiếp tục tiến lên. Như vậy đến thời điểm này, bối cảnh cuộc tấn công về Pokrovsk của Quân đội Nga đã khá rõ ràng.

Sau khi nhóm này chiếm làng Progress, một ngôi làng quan trọng nằm kề tuyến đường sắt và đường quốc lộ T0511, quân Ukraine bị đẩy về phía khu rừng phía tây. Đồng thời làng Vovche đã bị quân Nga chiếm vào chiều 24/7, để làm bàn đạp tiếp tục tiến lên. Như vậy đến thời điểm này, bối cảnh cuộc tấn công về Pokrovsk của Quân đội Nga đã khá rõ ràng.

Có thể thấy rõ ý định chiến đấu của Quân đội Nga, trước tiên là tiếp tục chiếm giữ các điểm cao dọc theo tuyến đường sắt, tiếp tục tấn công quân Ukraine ở tuyến phòng thủ thứ ba ở làng Ivanivka, Grodivka và Novochedivka. Việc phải rút lui liên tục qua ba tuyến phòng thủ trong thời gian 4 tháng, tạo áp lực, khiến quân cơ động của Ukraine rơi vào tình trạng kiệt quệ.

Có thể thấy rõ ý định chiến đấu của Quân đội Nga, trước tiên là tiếp tục chiếm giữ các điểm cao dọc theo tuyến đường sắt, tiếp tục tấn công quân Ukraine ở tuyến phòng thủ thứ ba ở làng Ivanivka, Grodivka và Novochedivka. Việc phải rút lui liên tục qua ba tuyến phòng thủ trong thời gian 4 tháng, tạo áp lực, khiến quân cơ động của Ukraine rơi vào tình trạng kiệt quệ.

Ngoài ra, quân Nga tiếp tục sử dụng UAV FPV liên tục truy kích, tiêu diệt lực lượng tăng viện từ các tuyến tiếp tế phía sau, cắt đứt các kênh tiếp tế của quân phòng thủ phía trước, làm lung lay tinh thần của cán bộ, chiến sĩ Quân đội Ukraine. Đồng thời, buộc lực lượng chủ lực của Quân đội Ukraine phải rút về các thung lũng sông, khiến họ “không thể rút lui và không thể đưa quân tiếp viện vào”.

Ngoài ra, quân Nga tiếp tục sử dụng UAV FPV liên tục truy kích, tiêu diệt lực lượng tăng viện từ các tuyến tiếp tế phía sau, cắt đứt các kênh tiếp tế của quân phòng thủ phía trước, làm lung lay tinh thần của cán bộ, chiến sĩ Quân đội Ukraine. Đồng thời, buộc lực lượng chủ lực của Quân đội Ukraine phải rút về các thung lũng sông, khiến họ “không thể rút lui và không thể đưa quân tiếp viện vào”.

Trong giai đoạn này, có thể nhận thấy quân Nga đã nhiều lần cử các đội trinh sát luồn sâu vào tuyến phòng ngự của Quân đội Ukraine vào các ngày 23 và 24/7. Xu hướng này một lần nữa chứng minh rằng, khả năng tổ chức phòng ngự của Quân đội Ukraine đã bị giảm sút nghiêm trọng.

Trong giai đoạn này, có thể nhận thấy quân Nga đã nhiều lần cử các đội trinh sát luồn sâu vào tuyến phòng ngự của Quân đội Ukraine vào các ngày 23 và 24/7. Xu hướng này một lần nữa chứng minh rằng, khả năng tổ chức phòng ngự của Quân đội Ukraine đã bị giảm sút nghiêm trọng.

Quân Nga cũng táo bạo sử dụng lực lượng tới cấp tiểu đoàn, bất chấp sự an toàn của hai bên sườn, để nhanh chóng thọc sâu; mục đích là chiếm giữ các trận địa then chốt, thông qua các cuộc tấn công nhanh, do đó buộc quân phòng thủ Ukraine phải thu hẹp tuyến phòng thủ càng nhanh càng tốt và tập trung lực lượng vào thị trấn quan trọng như Grodivka.

Quân Nga cũng táo bạo sử dụng lực lượng tới cấp tiểu đoàn, bất chấp sự an toàn của hai bên sườn, để nhanh chóng thọc sâu; mục đích là chiếm giữ các trận địa then chốt, thông qua các cuộc tấn công nhanh, do đó buộc quân phòng thủ Ukraine phải thu hẹp tuyến phòng thủ càng nhanh càng tốt và tập trung lực lượng vào thị trấn quan trọng như Grodivka.

Có thể dễ dàng nhận thấy, tại phía đông thành phố Pokrovsk làng mạc thưa thớt, không có các đô thị lớn, nên quân phòng thủ Ukraine không thể dựa vào đó để xây dựng các vị trí phòng thủ. Đồng thời phía Ukraine từ lâu đã không kịp xây dựng các công sự, trận địa phòng ngự kiên cố, có thể chống được sự đột phá của lực lượng thiết giáp.

Có thể dễ dàng nhận thấy, tại phía đông thành phố Pokrovsk làng mạc thưa thớt, không có các đô thị lớn, nên quân phòng thủ Ukraine không thể dựa vào đó để xây dựng các vị trí phòng thủ. Đồng thời phía Ukraine từ lâu đã không kịp xây dựng các công sự, trận địa phòng ngự kiên cố, có thể chống được sự đột phá của lực lượng thiết giáp.

Đồng thời, phần lớn vùng cao nguyên phía tây Ocheretine về cơ bản đã rơi vào tay Quân đội Nga. Để ngăn chặn lực lượng bị quân Nga bao vây hoàn toàn, nên phần lớn quân Ukraine phòng ngự tại đây, đã phải “chủ động rút lui” về các thị trấn hoặc ngôi làng lớn trên tuyến phòng thủ thứ ba. Điều này tạo cơ hội cho Không quân Nga sử dụng hỏa lực bom, pháo để tiêu diệt tập trung quân chủ lực Ukraine.

Đồng thời, phần lớn vùng cao nguyên phía tây Ocheretine về cơ bản đã rơi vào tay Quân đội Nga. Để ngăn chặn lực lượng bị quân Nga bao vây hoàn toàn, nên phần lớn quân Ukraine phòng ngự tại đây, đã phải “chủ động rút lui” về các thị trấn hoặc ngôi làng lớn trên tuyến phòng thủ thứ ba. Điều này tạo cơ hội cho Không quân Nga sử dụng hỏa lực bom, pháo để tiêu diệt tập trung quân chủ lực Ukraine.

Thông qua “chiến thuật chăn cừu” này, tình hình của quân Ukraine ở phía đông thành phố Pokrovsk trở nên bấp bênh. Mấu chốt của vấn đề là việc thiếu các cứ điểm hỗ trợ, khiến quân Ukraine không an toàn để phòng thủ; cùng với đó là các cuộc không kích quy mô lớn, khiến quân Ukraine dễ bị sát thương lớn.

Thông qua “chiến thuật chăn cừu” này, tình hình của quân Ukraine ở phía đông thành phố Pokrovsk trở nên bấp bênh. Mấu chốt của vấn đề là việc thiếu các cứ điểm hỗ trợ, khiến quân Ukraine không an toàn để phòng thủ; cùng với đó là các cuộc không kích quy mô lớn, khiến quân Ukraine dễ bị sát thương lớn.

Quân Ukraine cũng không dám tập hợp quân tới cấp tiểu đoàn để tiến hành phản công “ra tấm, ra món”; cùng với đó Quân đội Ukraine cũng không đủ quân ở tuyến phòng thủ, khiến Quân đội Ukraine liên tục rơi vào thế bị động.

Quân Ukraine cũng không dám tập hợp quân tới cấp tiểu đoàn để tiến hành phản công “ra tấm, ra món”; cùng với đó Quân đội Ukraine cũng không đủ quân ở tuyến phòng thủ, khiến Quân đội Ukraine liên tục rơi vào thế bị động.

Cuối cùng, ở sườn phía đông nam của hướng tấn công chính của quân Nga, Sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ số 20, 57 và các lữ đoàn bộ binh cơ giới cận vệ số 39, 114 hợp thành một nhóm tấn công chung rất mạnh để tấn công đột phá.

Cuối cùng, ở sườn phía đông nam của hướng tấn công chính của quân Nga, Sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ số 20, 57 và các lữ đoàn bộ binh cơ giới cận vệ số 39, 114 hợp thành một nhóm tấn công chung rất mạnh để tấn công đột phá.

Quân Nga trên hướng Novoselivka Persha và Novogrovka liên tục mở cuộc tấn công ác liệt, với ý định “không hề giấu diếm”, đó là tiếp cận khu vực phía nam thành phố Pokrovsk. Trong khi Quân đội Ukraine không thể phối hợp đa tuyến và liên kết chiến trường, nên càng rơi vào tình trạng rối loạn.

Quân Nga trên hướng Novoselivka Persha và Novogrovka liên tục mở cuộc tấn công ác liệt, với ý định “không hề giấu diếm”, đó là tiếp cận khu vực phía nam thành phố Pokrovsk. Trong khi Quân đội Ukraine không thể phối hợp đa tuyến và liên kết chiến trường, nên càng rơi vào tình trạng rối loạn.

Do đó, chúng ta có thể thấy rằng, đợt “tấn công mùa hè” hiện tại của Quân đội Nga dựa vào cuộc tấn công nghi binh theo hướng Kharkov, nhưng hướng tiến công chính là mặt trận Donetsk, đã đẩy Quân đội Ukraine vào thế bị động chiến lược, và có thể nhận thấy rõ ràng nhất đó là họ đang thất thế về mặt chiến thuật. (Nguồn ảnh: cm.163, Reuters, Ukrinform, Sputnik).

Do đó, chúng ta có thể thấy rằng, đợt “tấn công mùa hè” hiện tại của Quân đội Nga dựa vào cuộc tấn công nghi binh theo hướng Kharkov, nhưng hướng tiến công chính là mặt trận Donetsk, đã đẩy Quân đội Ukraine vào thế bị động chiến lược, và có thể nhận thấy rõ ràng nhất đó là họ đang thất thế về mặt chiến thuật. (Nguồn ảnh: cm.163, Reuters, Ukrinform, Sputnik).

Tiến Minh (Theo NetEase)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nga-dung-chien-thuat-chan-cuu-ap-sat-hang-rong-pokrovsk-2017038.html