Nga phát triển tổ hợp phòng thủ tên lửa Nudol khiến Mỹ dè chừng

Ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang tăng tốc chương trình hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược, bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa mới đầy hứa hẹn mang tên Nudol nhằm tăng cường sức mạnh cho khu vực Moscow và miền Trung nước Nga.

Trong những năm gần đây, các quan chức Nga đã nhiều lần thảo luận về chủ đề hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa, đặc biệt là dự án Nudol.

Tuy nhiên, Nga không để lọt bất cứ chi tiết nào liên quan đến dự án khủng này. Chính tính chất quá tuyệt mật nên từ khóa Nudol thu hút sự chú ý của hàng trăm phương tiện truyền thông trong và ngoài nước.

Hình ảnh được cho là bản vẻ tổ hợp tên lửa Nudol. (Nguồn: Top War)

Hình ảnh được cho là bản vẻ tổ hợp tên lửa Nudol. (Nguồn: Top War)

Những tin đồn râm ran

Trong những năm gần đây, lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Quân chủng Phòng không và Không quân Nga đã đề cập đến chương trình hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến dự kiến hoàn thành vào giai đoạn năm 2021 đến 2022.

Trước đó, quân đội Nga đã có báo cáo về kết quả các cuộc thử nghiệm tên lửa chống tên lửa hiện đại hóa cho tổ hợp A-135. Các vụ phóng thử nghiệm được thực hiện từ bãi thử Sary-Shagan ở Kazakhstan và mỗi lần phóng đều thu về kết quả xuất sắc. Tổ hợp tên lửa này được cho là phát triển dựa trên bản nâng cấp của tên lửa PRS-1 / 53T6.

Tuy nhiên, đạn tên lửa thử nghiệm tại Sary-Shagan đã nhiều lần được nhận dạng chính là đạn của Nudol. Các cuộc thử nghiệm của tổ hợp Nudol được truyền thông nước ngoài liên tục đưa tin, hầu hết trích dẫn nguồn tin từ tình báo Mỹ. Tin tức xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 8/2014 và sau đó xuất hiện thường xuyên hơn.

Các dữ liệu tình báo Mỹ cho biết, có 10 vụ phóng đã được thực hiện cho đến nay và hầu hết đều thành công tại bãi thử Plesetsk. Đặc biệt kể từ năm 2018, tần suất thử nghiệm tăng lên ít nhất 3-4 lần. Các thử nghiệm cuối cùng được biết đến của Nudol diễn ra vào tháng 4 và tháng 12 năm ngoái.

Tên lửa đánh chặn mới được coi là bằng chứng phô trương sức mạnh của Nga nhằm răn đe các hệ thống đối thủ của Mỹ và các đồng minh.

Các vấn đề về cấu hình

Về hình thức kỹ thuật, khả năng chiến thuật, đặc điểm và các khía cạnh khác của tổ hợp Nudol vẫn chưa được tiết lộ. Trước đó, các nguồn tin trong và ngoài nước cho biết một trong những cải tiến chính của dự án A-235 - Nudol là phiên bản di động của bệ phóng chống tên lửa A-135. Một vài hình ảnh rò rỉ trên mạng xã hội cho thấy Nudol được chế tạo trên khung gầm nhiều trục và có hệ thống nâng cho hai container làm nhiệm vụ phóng tên lửa.

Giới chuyên môn cho rằng một loại tên lửa mới sẽ cho phép đánh chặn các mục tiêu đạn đạo ở tầm xa hơn, thậm chí vượt ra bên ngoài bầu khí quyển. Do đó, chúng sẽ hỗ trợ cho tên lửa đánh chặn tầm ngắn PRS-1M hiện nay và tăng tổng diện tích ảnh hưởng của hệ thống phòng thủ tên lửa. Đổi lại, thiết kế cơ động sẽ đảm bảo việc dịch chuyển tên lửa nhanh chóng đến khu vực mong muốn và gia tăng khả năng phòng thủ linh hoạt hơn.

A-235 rất có thể sẽ trang bị đầu đạn của tên lửa đạn đạo, do đó chúng có thể bắn hạ tàu vũ trụ ở quỹ đạo cao hàng trăm km. Tiềm năng này của hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại hóa của Nga đang được các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm.

Phía Nga bác bỏ mọi nghi ngờ về việc chế tạo vũ khí phòng không ngoài không gian. Vì Nga tuyên bố phản đối việc quân sự hóa ngoài không gian. Theo đó, tất cả các tên lửa đánh chặn phòng thủ chiến lược mới đều phát triển chỉ để đối phó tên lửa đạn đạo.

Triển vọng của dự án

Hệ thống chống tên lửa Nudol là một phần của chương trình hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược lâu dài. Chương trình này mở ra cách tiếp cận tích hợp - song song các sản phẩm mới và những sản phẩm hiện đại hóa từ nền tảng hiện có.

Do những phát triển mới, chất lượng hỏa lực của phòng thủ tên lửa cũng sẽ tăng lên. Tên lửa đánh chặn tầm ngắn PRS-1M hiện đại hóa với hiệu suất bay được cải thiện, tăng độ chính xác và hiệu quả đánh chặn sẽ làm nhiệm vụ tại trong khi chúng hoạt động cố định, sau đó bổ sung thêm tổ hợp di động Nudol để triển khai ở các khu vực khác nhau một cách hợp lí. Do đó, quân đội Nga sẽ thay đổi cấu hình của hệ thống phòng thủ tên lửa trong thời gian ngắn nhất và không tốn kém chi phí và đáp ứng nhiệm vụ ở bất cứ đâu.

Như vậy, trong tương lai gần, khả năng phòng thủ tên lửa chiến lược của Nga sẽ trở nên nhanh hơn, hiệu quả hơn và linh hoạt hơn. Có lẽ quá trình hiện đại hóa tiến triển những đổi mới và lợi thế khác, nhưng vì những lý do nào đó, chúng vẫn chưa được công khai.

Tuy nhiên, dự án Nudol hiện tại được đánh giá có tiềm năng cao và tầm quan trọng lớn đối với phòng thủ tên lửa và an ninh quốc gia của Nga.

(theo Top War)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/nga-phat-trien-to-hop-phong-thu-ten-lua-nudol-khien-my-de-chung-148221.html