Nga ra mắt cùng lúc 2 mô hình tàu sân bay độc đáo tại triển lãm IDMS 2019

Đã thành thông lệ, cứ mỗi khi diễn ra một cuộc triển lãm hải quân quốc tế thì ngành đóng tàu quân sự Nga lại mang tới trưng bày những mô hình tàu sân bay rất hoành tráng.

 Tại triển lãm hải quân quốc tế IDMS 2019 diễn ra từ ngày 10/7 đến ngày 14/7 tại thành phố Saint Petersburg, ngành đóng tàu quân sự Nga đã mang tới trưng bày 2 mẫu tàu sân bay thế hệ mới rất đáng chú ý.

Tại triển lãm hải quân quốc tế IDMS 2019 diễn ra từ ngày 10/7 đến ngày 14/7 tại thành phố Saint Petersburg, ngành đóng tàu quân sự Nga đã mang tới trưng bày 2 mẫu tàu sân bay thế hệ mới rất đáng chú ý.

 Đầu tiên là siêu hàng không mẫu hạm lớp Lamantin, mô hình thiết kế của con tàu lần đâu tiên được giới thiệu công khai trước công chúng, nó được xem như bản nâng cấp từ chiếc Ulyanovsk ra đời từ thời Liên Xô.

Đầu tiên là siêu hàng không mẫu hạm lớp Lamantin, mô hình thiết kế của con tàu lần đâu tiên được giới thiệu công khai trước công chúng, nó được xem như bản nâng cấp từ chiếc Ulyanovsk ra đời từ thời Liên Xô.

 Tàu sân bay cỡ lớn lớp Lamantin sẽ có lượng giãn nước nằm trong khoảng 80.000 - 90.000 tấn, chiều dài khoảng 330 m và mang theo được tới 60 máy bay các loại.

Tàu sân bay cỡ lớn lớp Lamantin sẽ có lượng giãn nước nằm trong khoảng 80.000 - 90.000 tấn, chiều dài khoảng 330 m và mang theo được tới 60 máy bay các loại.

 Điểm độc đáo đó là trên mô hình trưng bày có thể dễ dàng nhận ra các loại tiêm kích hạm Su-33, MiG-29K hay trực thăng hải quân Ka-27/31... nhưng thu hút sự chú ý lại là một mẫu máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không.

Điểm độc đáo đó là trên mô hình trưng bày có thể dễ dàng nhận ra các loại tiêm kích hạm Su-33, MiG-29K hay trực thăng hải quân Ka-27/31... nhưng thu hút sự chú ý lại là một mẫu máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không.

 Chiếc AWACS triển khai trên tàu sân bay này của Nga được nhận định chính là Yak-44, một chương trình vũ khí dở dang nhằm tạo ra phương tiện có tính năng sánh ngang với E-2 Hawkeye của Mỹ.

Chiếc AWACS triển khai trên tàu sân bay này của Nga được nhận định chính là Yak-44, một chương trình vũ khí dở dang nhằm tạo ra phương tiện có tính năng sánh ngang với E-2 Hawkeye của Mỹ.

 Sở dĩ Yak-44 không còn được phát triển, ngoài việc nó chưa thực sự hoàn thiện thì khó khăn lớn nhất chính là Nga không có tàu sân bay sử dụng máy phóng để giúp nó cất cánh.

Sở dĩ Yak-44 không còn được phát triển, ngoài việc nó chưa thực sự hoàn thiện thì khó khăn lớn nhất chính là Nga không có tàu sân bay sử dụng máy phóng để giúp nó cất cánh.

 Nhưng trên chiếc tàu sân bay Lamantin có thể nhận thấy đã có sự xuất hiện của Yak-44, cho thấy siêu hàng không mẫu hạm này của Nga đã được tích hợp máy phóng.

Nhưng trên chiếc tàu sân bay Lamantin có thể nhận thấy đã có sự xuất hiện của Yak-44, cho thấy siêu hàng không mẫu hạm này của Nga đã được tích hợp máy phóng.

 Mặc dù vậy điều gây khó hiểu đó là con tàu vẫn giữ lại đường cất cánh kiểu nhảy cầu dùng cho tiêm kích hạm, thiết kế hai trong một này của Nga tương đối khó hiểu.

Mặc dù vậy điều gây khó hiểu đó là con tàu vẫn giữ lại đường cất cánh kiểu nhảy cầu dùng cho tiêm kích hạm, thiết kế hai trong một này của Nga tương đối khó hiểu.

 Hệ thống động lực của tàu sân bay Lamantin có thể sẽ là lò phản ứng hạt nhân kiểu mới, bởi như vậy mới cung cấp đủ năng lượng cho con quái vật đại dương khổng lồ này.

Hệ thống động lực của tàu sân bay Lamantin có thể sẽ là lò phản ứng hạt nhân kiểu mới, bởi như vậy mới cung cấp đủ năng lượng cho con quái vật đại dương khổng lồ này.

 Ngoài tàu sân bay cỡ lớn lớp Lamantin, tại triển lãm IDMS 2019 Viện nghiên cứu nhà nước Krylov nổi tiếng của Nga còn mang tới đây trưng bày một mẫu tàu sân bay hạng trung với lượng giãn nước đầy tải 40.000 tấn.

Ngoài tàu sân bay cỡ lớn lớp Lamantin, tại triển lãm IDMS 2019 Viện nghiên cứu nhà nước Krylov nổi tiếng của Nga còn mang tới đây trưng bày một mẫu tàu sân bay hạng trung với lượng giãn nước đầy tải 40.000 tấn.

 Điểm độc đáo của lớp tàu sân bay này đó là nó được trang bị một khoang đổ bộ ngập nước phía sau, có thể đảm nhiệm thêm cả vai trò của tàu đổ bộ tấn công tương tự lớp Wasp của Mỹ.

Điểm độc đáo của lớp tàu sân bay này đó là nó được trang bị một khoang đổ bộ ngập nước phía sau, có thể đảm nhiệm thêm cả vai trò của tàu đổ bộ tấn công tương tự lớp Wasp của Mỹ.

 Ông Pavel Filippov - Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu nhà nước Krylov cho biết thiết kế tàu sân bay của mình có thể mang khoảng 40 máy bay các loại, ông hy vọng rằng sẽ có sự góp mặt của biến thể hải quân của Su-57.

Ông Pavel Filippov - Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu nhà nước Krylov cho biết thiết kế tàu sân bay của mình có thể mang khoảng 40 máy bay các loại, ông hy vọng rằng sẽ có sự góp mặt của biến thể hải quân của Su-57.

 Mặc dù Nga vẫn đưa ra những thiết kế tàu sân bay rất hoành tráng nhưng theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự thì họ sẽ còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn biến mô hình thành hiện thực.

Mặc dù Nga vẫn đưa ra những thiết kế tàu sân bay rất hoành tráng nhưng theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự thì họ sẽ còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn biến mô hình thành hiện thực.

 Từ sau khi Liên Xô sụp đổ đến nay Nga chưa đóng nổi một chiến hạm nào có lượng giãn nước lên tới 8.000 tấn, họ còn đang phải chật vật phát triển động cơ cho tàu cỡ nhỏ và trung bình, vì vậy thật khó tin rằng Nga sẽ tiến thẳng lên tàu sân bay một cách dễ dàng.

Từ sau khi Liên Xô sụp đổ đến nay Nga chưa đóng nổi một chiến hạm nào có lượng giãn nước lên tới 8.000 tấn, họ còn đang phải chật vật phát triển động cơ cho tàu cỡ nhỏ và trung bình, vì vậy thật khó tin rằng Nga sẽ tiến thẳng lên tàu sân bay một cách dễ dàng.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-nga-ra-mat-cung-luc-2-mo-hinh-tau-san-bay-doc-dao-tai-trien-lam-idms-2019/817322.antd