Theo nhật báo Izvestia, Hải quân Nga sẽ nhận được các thủy phi cơ lớn nhất thế giới A-42 Albatros trong tương lai gần. Đáng chú ý, thiết kế A-42 từng bị đình chỉ vào năm 1993, nhưng bây giờ dự án đã được tái chấp nhận sử dụng và đang trải qua hiện đại hóa trở thành máy bay săn ngầm, có khả năng phát hiện – theo dõi – tiêu diệt mục tiêu bằng ngư lôi, bom chìm… Ảnh: Wikipedia
Các nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga nói với Izvestia rằng, quyết định việc tái sản xuất thủy phi cơ A-42 đã được đưa ra. Bộ này đang soạn thảo các yêu cầu chiến thuật - kỹ thuật cho dự án nâng cấp. Cái chính là phải tạo ra một máy bay chống tàu ngầm và cứu hộ đa năng. Ảnh: Wikipedia
Cho đến nay, việc mua 3 thủy phi cơ A-42 đã được lên kế hoạch. Tuy nhiên, các nguồn tin không thể nói khi nào công việc sản xuất thủy phi cơ khổng lồ sẽ bắt đầu. Ảnh: Wikipedia
Theo nguồn tin, trước hết A-42 sẽ được nâng cấp mở rộng khả năng chiến đấu với tổ hợp radar mới, các tổ hợp cảm biến, mạng thông tin liên lạc. Ảnh: Wikipedia
Về động lực, thủy phi cơ có khả năng nhận được hai động cơ turbofan D-27 để tăng tầm bay lên 9.300km, ngoài ra có thể sẽ có cả hệ thống tiếp nhiên liệu trên không. Ảnh: Wikipedia
Nguồn tin cũng tiết lộ thêm vai trò của máy bay A-42 sẽ là tham gia nhiệm vụ trinh sát trên không - phát hiện, xác định, theo dõi các mục tiêu mặt nước, dưới mặt nước, ven biển và xác định tọa độ của chúng. Nếu cần thiết, A-42 sẽ tham gia tiêu diệt bằng thủy lôi, ngư lôi. Ảnh: Wikipedia
Nhiệm vụ chính của A-42 được nâng cấp là để tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Nga - Đô đốc Vlentin Selivanov nêu ý kiến. "Việc nâng cấp sẽ cung cấp các phương tiện phát hiện tàu ngầm hiện đại và tăng khă năng chiến đấu. Các máy bay như vậy được thiết kế để hoạt động ở vùng biển ven bờ, bao gồm biển Baltic, biển Đen, Barents và biển Nhật Bản", ông nói. Ảnh: Wikipedia
Cũng theo ông Selivanov, trong thời tiết tốt, máy bay có thể hạ cánh trên mặt nước và phát hiện tàu ngầm bằng hệ thống định vị thủy âm. "A-42 rất tốt cho hoạt động cứu hộ, vì nó có thể nhanh chóng bay đến khu vực tàu ngầm bị nạn, hạ cánh xuống và giải cứu thủy thủ đoàn", Izvestia viết. Ảnh: Wikipedia
Theo các tài liệu Nga, A-42 ban đầu được phát triển cho nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn hải quân từ thế hệ thủy phi cơ động cơ phản lực Beriev A-40 Albatros do Công ty Beriev thiết kế, sản xuất từ cuối những năm 1980. Tuy nhiên, do sự sụp đổ của Liên Xô khiến dự án không đủ kinh phí phát triển và chỉ có một chiếc A-40 được hoàn thành, dự án A-42 không kịp ra đời. Ảnh: Airliners.net
Theo Beriev, A-40/42 có chiều dài 43,84m, sải cánh 41,62m, cao 11m, trọng lượng cất cánh tối đa 86 tấn. Máy bay trang bị hai động cơ turbofan D-30KPV kết hợp với hai động cơ turbojet RD36-35 tăng lực cất cánh vì máy bay quá lớn, tốc độ tối đa 800km/h, trần bay 9.700m, chạy đà cất cánh trên mặt nước cần 2.000m, hạ cánh chỉ cần 900m. Ảnh: Wikipedia
Theo nhà thiết kế, đã có kế hoạch tích hợp ít nhất 3 quả ngư lôi Orlan hoặc 6 tên lửa dẫn đường Korrshun trong khoang bom và có thể mang thêm tên lửa Kh-35 Uran ở giá treo trên cánh. Đây có lẽ sẽ trở thành phương án triển khai vũ khí trên A-42 hiện đại hóa. Ảnh: Wikipedia
Video thủy phi cơ A-40 Albatros bay thử nghiệm. Nguồn: Youtube
Hoàng Lê