Nga trình làng súng trường tấn công AK-19 lạ hoắc: Có gì đáng xem?

Trong khuôn khổ triển lãm ARMY-2020 tới đây, Tập đoàn Kalashnikov của Nga sẽ chính thức cho ra mắt mẫu súng trường tấn công thế hệ mới AK-19 hiện đại.

Theo công bố của Tập đoàn Kalashnikov Concern (KC) thì họ đã phát triển một mẫu súng trường tấn công mới với tên gọi AK-19 dựa trên thiết kế của dòng súng AK-12 đã xuất hiện và biên chế trong quân đội Nga trước đó. Dự kiến, mẫu súng mới sẽ được chính thức ra mắt tại triển lãm ARMY-2020 dự kiến diễn ra từ 23/8 cho đến 29/8 tới đây. Ảnh: Tay cầm của súng AK hiện đại mới do tập đoàn KC chế tạo.

Theo công bố của Tập đoàn Kalashnikov Concern (KC) thì họ đã phát triển một mẫu súng trường tấn công mới với tên gọi AK-19 dựa trên thiết kế của dòng súng AK-12 đã xuất hiện và biên chế trong quân đội Nga trước đó. Dự kiến, mẫu súng mới sẽ được chính thức ra mắt tại triển lãm ARMY-2020 dự kiến diễn ra từ 23/8 cho đến 29/8 tới đây. Ảnh: Tay cầm của súng AK hiện đại mới do tập đoàn KC chế tạo.

Theo đó, súng trường tấn công mới AK-19 có thiết kế dựa trên súng trường AK-12 với nhiều tương tự như ốp lót tay, các ray picatinny, thước ngắm, kiểu trích khí, cơ cấu bắn và đầu ruồi cũng như chiều dài nòng súng. Điểm khác biệt lớn nhất là AK-19 sẽ sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm chuẩn NATO thay vì 5.45x39mm của AK-12 hay 7.62x39mm của AK-15. Ảnh: Bắn thử nghiệm súng AK-19.

Theo đó, súng trường tấn công mới AK-19 có thiết kế dựa trên súng trường AK-12 với nhiều tương tự như ốp lót tay, các ray picatinny, thước ngắm, kiểu trích khí, cơ cấu bắn và đầu ruồi cũng như chiều dài nòng súng. Điểm khác biệt lớn nhất là AK-19 sẽ sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm chuẩn NATO thay vì 5.45x39mm của AK-12 hay 7.62x39mm của AK-15. Ảnh: Bắn thử nghiệm súng AK-19.

Phải nói thêm rằng, AK-12 là mẫu súng trường mới do hãng KC phát triển trong khuôn khổ chương trình Ratnik làm trang bị tiêu chuẩn cho chiến binh tương lai của quân đội Nga. Súng đã chính thức được chấp nhận đi vào phục vụ từ năm 2018, ngoài ra đã được xuất khẩu cho Qatar. Ảnh: Binh sĩ Nga với súng trường tấn công AK-12 trong một lễ duyệt binh.

Phải nói thêm rằng, AK-12 là mẫu súng trường mới do hãng KC phát triển trong khuôn khổ chương trình Ratnik làm trang bị tiêu chuẩn cho chiến binh tương lai của quân đội Nga. Súng đã chính thức được chấp nhận đi vào phục vụ từ năm 2018, ngoài ra đã được xuất khẩu cho Qatar. Ảnh: Binh sĩ Nga với súng trường tấn công AK-12 trong một lễ duyệt binh.

Về thông số kỹ thuật, AK-19 có chiều dài nòng súng 415mm, trọng lượng 3.3kg, sử dụng một hệ thước ngắm kéo về sau tương tự AK-12/15 nhưng là kiểu mới. Đầu nòng có sẵn các ren để có thể lắp nòng giảm thanh nhanh chóng khi cần. Ngoài ra, báng rút của súng cũng sử dụng loại mới, khác với AK-12/15. Ảnh: Cận cảnh thân súng AK-19.

Về thông số kỹ thuật, AK-19 có chiều dài nòng súng 415mm, trọng lượng 3.3kg, sử dụng một hệ thước ngắm kéo về sau tương tự AK-12/15 nhưng là kiểu mới. Đầu nòng có sẵn các ren để có thể lắp nòng giảm thanh nhanh chóng khi cần. Ngoài ra, báng rút của súng cũng sử dụng loại mới, khác với AK-12/15. Ảnh: Cận cảnh thân súng AK-19.

Đây không phải là lần đầu tiên người Nga thiết kế lại mẫu vũ khí của mình để sử dụng loại đạn của NATO. Vì vậy, súng máy hạng nhẹ RPK-16, súng trường AK-12/15 và bản nòng ngắn là AK-12K/15K cũng sẽ đều có phiên bản điều chỉnh phù hợp với NATO mà chính ví dụ đây là mẫu AK-19. Ảnh: Binh sĩ Nga với một khẩu AK-12.

Đây không phải là lần đầu tiên người Nga thiết kế lại mẫu vũ khí của mình để sử dụng loại đạn của NATO. Vì vậy, súng máy hạng nhẹ RPK-16, súng trường AK-12/15 và bản nòng ngắn là AK-12K/15K cũng sẽ đều có phiên bản điều chỉnh phù hợp với NATO mà chính ví dụ đây là mẫu AK-19. Ảnh: Binh sĩ Nga với một khẩu AK-12.

Cho đến nay, vẫn chưa có thông tin gì nhiều về súng trường AK-19, tuy nhiên ngay trong cộng đồng những người quan sát quân sự quốc tế đang có một cuộc tranh cãi về việc lí do gì mà người Nga lại cần một loại vũ khí với các tiêu chuẩn của NATO như vậy. Tất nhiên, phiên bản sử dụng các cỡ đạn nội địa là không thể phủ nhận năng lực của chúng và tầm quan trọng trong một cuộc xung đột đối với đối thủ tiềm năng. Ảnh: Binh sĩ Nga tác xạ với súng AK-12.

Cho đến nay, vẫn chưa có thông tin gì nhiều về súng trường AK-19, tuy nhiên ngay trong cộng đồng những người quan sát quân sự quốc tế đang có một cuộc tranh cãi về việc lí do gì mà người Nga lại cần một loại vũ khí với các tiêu chuẩn của NATO như vậy. Tất nhiên, phiên bản sử dụng các cỡ đạn nội địa là không thể phủ nhận năng lực của chúng và tầm quan trọng trong một cuộc xung đột đối với đối thủ tiềm năng. Ảnh: Binh sĩ Nga tác xạ với súng AK-12.

Xét cho cùng, Nga cũng chỉ là đang cố gắng mở rộng thêm thị phần vũ khí trên thương trường quốc tế, đặc biệt có thể nhắm đến các nước ở Đông Âu. Xét cho cùng, AK vẫn là loại vũ khí phổ biến và quen thuộc tại các quốc gia từng thuộc Tổ chức Hiệp ước Warsaw như Romania, Hungary, Bulgaria và nhiều nước Đông Âu. Vì vậy, nếu có một loại súng Kalashnikov mà sử dụng cỡ đạn NATO vừa tạo sự thoải mái, không phải hướng dẫn lại quá nhiều mà vừa tiện lợi, sẽ là một lựa chọn hợp lý và vô cùng tuyệt vời. Ảnh: Trên tay súng trường tấn công AK-12.

Xét cho cùng, Nga cũng chỉ là đang cố gắng mở rộng thêm thị phần vũ khí trên thương trường quốc tế, đặc biệt có thể nhắm đến các nước ở Đông Âu. Xét cho cùng, AK vẫn là loại vũ khí phổ biến và quen thuộc tại các quốc gia từng thuộc Tổ chức Hiệp ước Warsaw như Romania, Hungary, Bulgaria và nhiều nước Đông Âu. Vì vậy, nếu có một loại súng Kalashnikov mà sử dụng cỡ đạn NATO vừa tạo sự thoải mái, không phải hướng dẫn lại quá nhiều mà vừa tiện lợi, sẽ là một lựa chọn hợp lý và vô cùng tuyệt vời. Ảnh: Trên tay súng trường tấn công AK-12.

Ngoài ra, nó còn có thể hướng đến những khách hàng là quân đội các quốc gia có thiện cảm với Nga nhưng vẫn đang sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm NATO thì đây sẽ là một phương án hay vừa phát triển quan hệ với Nga nhưng vẫn duy trì mặt thống nhất về hậu cần như các nước ở Trung Đông, Đông Nam Á, Nam Mỹ,.. Ảnh:Lính Nga huấn luyện với AK-12

Ngoài ra, nó còn có thể hướng đến những khách hàng là quân đội các quốc gia có thiện cảm với Nga nhưng vẫn đang sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm NATO thì đây sẽ là một phương án hay vừa phát triển quan hệ với Nga nhưng vẫn duy trì mặt thống nhất về hậu cần như các nước ở Trung Đông, Đông Nam Á, Nam Mỹ,.. Ảnh:Lính Nga huấn luyện với AK-12

Trong khi đó, về mẫu AK-15 sử dụng cỡ đạn 7.62x39mm thì lại vô cùng thích hợp cho những nước đang sử dụng nhiều súng AK-47 đã cũ nhưng cần tìm kiếm một mẫu mới thay thế hợp lý, khi mà các mẫu như AK-103 lại không đáp ứng được yêu cầu, còn lựa chọn mẫu của nước khác Nga thì lại tốn công huấn luyện lại cho binh sĩ. Ảnh: Súng trường tấn công AK-15

Trong khi đó, về mẫu AK-15 sử dụng cỡ đạn 7.62x39mm thì lại vô cùng thích hợp cho những nước đang sử dụng nhiều súng AK-47 đã cũ nhưng cần tìm kiếm một mẫu mới thay thế hợp lý, khi mà các mẫu như AK-103 lại không đáp ứng được yêu cầu, còn lựa chọn mẫu của nước khác Nga thì lại tốn công huấn luyện lại cho binh sĩ. Ảnh: Súng trường tấn công AK-15

Như vậy ta có thể thấy, hãng KC của Nga đã phát triển dòng AK-12/15/19 sử dụng đầy đủ cả 3 loại đạn phổ biến 5.45x39mm, 7.62x39mm và 5.56x45mm là 3 cỡ đạn phổ biến bậc nhất trên thế giới hiện nay dành cho súng trường tấn công tiêu chuẩn của bộ binh. Đây là một bước đi vô cùng đúng đắn, phát triển hợp lý để có thể tùy biến cùng lúc nhiều khách hàng khác nhau nhưng vẫn muốn đảm bảo thống nhất về hậu cần kỹ thuật. Ảnh: Chiến sĩ Nga huấn luyện với súng Ak-12.

Như vậy ta có thể thấy, hãng KC của Nga đã phát triển dòng AK-12/15/19 sử dụng đầy đủ cả 3 loại đạn phổ biến 5.45x39mm, 7.62x39mm và 5.56x45mm là 3 cỡ đạn phổ biến bậc nhất trên thế giới hiện nay dành cho súng trường tấn công tiêu chuẩn của bộ binh. Đây là một bước đi vô cùng đúng đắn, phát triển hợp lý để có thể tùy biến cùng lúc nhiều khách hàng khác nhau nhưng vẫn muốn đảm bảo thống nhất về hậu cần kỹ thuật. Ảnh: Chiến sĩ Nga huấn luyện với súng Ak-12.

Video Nga ra mắt mẫu súng trường AK-19 mới theo tiêu chuẩn NATO - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nga-trinh-lang-sung-truong-tan-cong-ak-19-la-hoac-co-gi-dang-xem-1425638.html