Nga và Trung Quốc không có lựa chọn trước nỗ lực của G7 và NATO
Các nhà quan sát nhận định, Moscow và Bắc Kinh có khả năng tăng cường quan hệ đồng minh bất kể kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga như thế nào khi cả hai đều đang đối mặt với sự đối đầu từ phương Tây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: SCMP
Bài liên quan
Trung Quốc tái khẳng định yêu sách với Ladakh trong tranh chấp biên giới với Ấn Độ
Trung Quốc kêu gọi NATO ngừng phóng đại 'thuyết đe dọa Trung Quốc'
NATO ra mắt chiến lược 2030: Không làm ăn bình thường với Nga, can dự với Trung Quốc
NATO xem lại chiến lược để đối phó với Nga và Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ nêu ra các vấn đề gây tranh cãi với người đồng cấp Nga Vladimir Putin khi họ gặp nhau tại Geneva vào thứ Tư (16/6) để thảo luận về mối quan hệ đang xấu đi giữa Điện Kremlin và phương Tây.
Trước đó, các nhà lãnh đạo NATO cho biết Trung Quốc đã đưa ra “những thách thức có tính hệ thống” đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và rằng hành động của Nga tạo thành “mối đe dọa” đối với an ninh Euro-Đại Tây Dương. Ông Putin cũng nói rằng mối quan hệ Mỹ-Nga đã “ở mức thấp nhất trong những năm gần đây”.
Ông Biden nói trước hội nghị thượng đỉnh rằng Mỹ muốn mối quan hệ ổn định và có thể đoán trước được với Nga và “không tìm kiếm xung đột”, nhưng sẽ “đáp trả một cách mạnh mẽ và có ý nghĩa” nếu Moscow tham gia vào các hoạt động có hại. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Nga cho biết đã có những nỗ lực nhằm phá hủy mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc nhưng mối quan hệ song phương hiện đang ở mức “cao chưa từng có”.
Ông Biden dự kiến sẽ nêu ra các vấn đề bao gồm tấn công mạng, gây hấn với Ukraine và kiểm soát vũ khí trong cuộc hội đàm với ông Putin, nhưng giới quan sát cho rằng họ khó có thể đạt được nhiều tiến bộ.
Ông Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, cho biết NATO và G7 đã gây ra nhiều đối kháng hơn giữa Mỹ và Nga bằng các mối quan hệ cộng đồng của họ và các cuộc đàm phán ở Geneva sẽ không thể thay đổi được điều đó.
“Ông Biden muốn nhắc lại quan điểm cứng rắn của Mỹ khi ông ấy tới Geneva”, ông Shi nói thêm rằng kiểm soát vũ khí sẽ là trọng tâm sau khi hai bên đồng ý vào tháng 1 về việc gia hạn hiệp ước START mới nhằm hạn chế vũ khí hạt nhân.
“Có lẽ họ sẽ nói về các biện pháp để ngăn chặn tình huống mất kiểm soát vũ khí",ông Shi nói rằng căng thẳng với phương Tây có thể dẫn đến một liên minh mạnh mẽ hơn giữa Nga và Trung Quốc. “Trong bối cảnh hiện tại, Trung Quốc và Nga không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường hợp tác chiến lược, quân sự và ngoại giao".
Trong thông cáo hôm Chủ nhật (13/6), G7 đã kêu gọi Nga điều tra việc sử dụng vũ khí hóa học và quy trách nhiệm cho những kẻ đứng sau các vụ tấn công mạng. Nhóm cũng kêu gọi một cuộc điều tra mới về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 và kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và tự do ở Tân Cương và Hồng Kông.
Ông Lu Xiang, chuyên gia về các vấn đề Mỹ tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết Washington có thể cố gắng xoa dịu căng thẳng bằng cách nhượng bộ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 của Nga tới Đức, "một dự án mà Mỹ đã phản đối mạnh mẽ".
"Ông Biden sẽ cố gắng trao đổi với ông Putin nhằm chia rẽ quan hệ Trung Quốc-Nga”, ông Lu nói. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng Moscow sẽ tiếp tục theo đuổi quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh vì điều này có ảnh hưởng đến an ninh của Nga và có thể sẽ có nhiều cam kết hơn trong nửa cuối năm nay.
Ông Tập và ông Putin đã đồng ý tăng cường hợp tác vào tháng 5 khi họ tham gia một buổi lễ trực tuyến khởi động việc xây dựng 4 lò phản ứng mới trong một dự án hạt nhân giữa Trung Quốc và Nga. Các quan chức của hai quốc gia cũng cho biết họ sẽ thảo luận về việc xử lý các vấn đề của Mỹ.
Tuy nhiên, ông Artyom Lukin, một phó giáo sư tại Đại học Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok, cho biết Moscow và Bắc Kinh rất khó có thể xích lại gần hơn bởi các tuyên bố của G7 và NATO vì họ đã "đủ gần", và "Trung Quốc có thể sẽ chờ các lời nói lên án có đi đôi với hành động hay không".
"Nếu có các biện pháp trừng phạt, điều đó có thể khuyến khích Bắc Kinh đề nghị Nga hợp tác chặt chẽ hơn. Vẫn còn phải xem Nga sẽ phản ứng như thế nào với một lời đề nghị như vậy ”, ông Lukin nói và thêm rằng, “Nếu phương Tây thể hiện các bước đi thực chất để cải thiện quan hệ với Nga, Moscow có thể trở nên dè dặt hơn trong việc tăng cường hơn nữa các mối quan hệ chiến lược với Bắc Kinh”.
Ông Lukin cho biết hội nghị thượng đỉnh Geneva sẽ không giải quyết được căng thẳng giữa Nga và Mỹ.
“Tuy nhiên, cuộc gặp này có thể hữu ích trong việc giảm thiểu sự thù địch giữa hai cường quốc mà quan hệ hiện đang ở mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1980. Ví dụ, họ có thể đồng ý chấm dứt một cuộc chiến ngoại giao khi có nhiều nhà ngoại giao Mỹ và Nga bị trục xuất trong những năm gần đây, các cơ quan lãnh sự bị đóng cửa và việc cấp thị thực bị đình chỉ", ông nói.
"Nếu, ở Geneva, họ có thể giải quyết các vấn đề tương đối nhỏ, điều đó có thể cho thấy họ sẽ có thể giải quyết các vấn đề lớn hơn trong tương lai", ông nhận định.