Ngắm đại lộ hiện đại nhất Việt Nam từ trên cao như một khu 'rừng tái sinh'

Không chỉ là Đại lộ hiện đại nhất Việt Nam, với chiều dài gần 30km cùng hệ thực vật xanh mát dày đặc khiến đại lộ Thăng Long như nhỏ lại, tạo cảnh quan quanh năm luôn xanh mát.

Đại lộ hiện đại nhất Việt Nam nhìn từ trên cao như một khu 'rừng tái sinh.

Đại lộ Thăng Long dài gần 30km, điểm đầu được tính từ nút giao Trung Hòa (quận Cầu Giấy), điểm cuối của đại lộ là nút giao Hòa Lạc (Sơn Tây), đây cũng là điểm đầu của tuyến đường Hồ Chí Minh.

Cả tuyến đường cây xanh được trồng đa tầng phía trên kết hợp thảm cỏ được tạo hình ở mặt đất với 5 hàng cây xanh tạo nên hệ thực vật phong phú.

Đại lộ Thăng Long nằm trong dự án đường Láng - Hòa Lạc, có tổng mức đầu tư 7.527 tỷ đồng. Đây là tuyến đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam được thông xe vào tháng 10/2010, đúng dịp Kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.

Sau 13 năm đưa vào khai thác, Đại lộ Thăng Long góp phần quan trọng hoàn chỉnh giao thông của cả vùng, kết nối giao thông giữa các tỉnh Tây Nam với thủ đô Hà Nội, kết nối giữa các khu đô thị, khu công nghiệp, các huyện, thị xã phía Tây với trung tâm thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và quốc phòng - an ninh.

Việc trồng cây xanh trên Đại lộ Thăng Long giúp tạo cảnh quan xanh mát từ huyện Ba Vì về đến Trung tâm hội nghị Quốc gia.

Tại hầm chui ở điểm đầu đại lộ, cây cúc tần Ấn Độ phủ xanh kín hai bờ tường tạo nên màu xanh đẹp mắt.

Đại lộ Thăng Long có chiều rộng cả tuyến là 140m bao gồm: 2 dải đường cao tốc riêng biệt quy mô 6 làn xe (rộng 16,25m); 2 dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5m; dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20m, có những đoạn được mở rộng lên tới 16 làn xe.

Đặc biệt ở dải phân cách giữa rộng hàng chục mét, cây bóng mát tầng cao được trồng dày đặc. Tại điểm cuối Đại lộ Thăng Long có nút giao Hòa Lạc với QL21A, nút giao này là những cánh rừng nhỏ, cây được trồng dày đặc.

Thời điểm trước năm 2016, tuyến đường này chưa có nhiều cây bóng mát mà chỉ có cây tán thấp như trúc anh đào, hoa dâm bụt, thảm cỏ, hoa.... Sau đó, thành phố triển khai trồng hàng chục nghìn cây xanh tạo cảnh quan xanh mát từ huyện Ba Vì về đến Trung tâm hội nghị Quốc gia.

Đại lộ Thăng Long hiện có 13 cầu vượt để cho các khu đô thị, khu dân cư ở 2 bên thuận tiện trong việc di chuyển của người dân các quận huyện.

Năm 2019, Đại lộ Thăng Long được xén đường gom và mở rộng thêm 18,5m với 4 làn xe đoạn từ cầu vượt Mễ Trì đến cầu vượt Phú Đô (chiều dài khoảng 1,8km). Vì vậy, ở đoạn này có tới 16 làn xe chạy.

Không chỉ là đại lộ dài nhất Việt Nam, tuyến đường này còn có hệ thống cây xanh quanh năm mát mẻ.

Tại điểm cuối Đại lộ Thăng Long (đoạn nút giao Hòa Lạc với QL21A) cây xanh được trồng dày đặc tạo nên cảnh quan mát mẻ như một khu rừng.

Dải đường cao tốc có các làn xe cho phép tốc độ tối đa 100km/h, 80km/h và 1 làn dừng khẩn cấp.

Theo quy hoạch đến năm 2030, Hòa Lạc sẽ là đô thị khoa học công nghệ, sinh thái nghỉ dưỡng có quy mô dân số lên đến 600.000 dân.

Nhiều người thường xuyên di chuyển qua tuyến đại lộ này nhận xét, mỗi khi di chuyển trên tuyến đường này chẳng khác gì bên "trời Âu".

Nhiều người thường xuyên di chuyển qua tuyến đại lộ này nhận xét, mỗi khi di chuyển trên tuyến đường này chẳng khác gì bên "trời Âu".

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/ngam-dai-lo-hien-dai-nhat-viet-nam-tu-tren-cao-nhu-mot-khu-rung-tai-sinh-169230921112555382.htm