Ngắm đèn Trung thu khổng lồ ở làng cổ Đường Lâm

Những chiếc đèn Trung thu khổng lồ được tạo hình theo các nhân vật lịch sử, con vật mà các em nhỏ yêu thích là điểm nhấn thu hút người dân và du khách tại làng cổ Đường Lâm dịp Trung thu 2024.

Về làng cổ Đường Lâm ngắm mô hình đèn Trung thu khổng lồ

 Từ nhiều năm nay, Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) tổ chức Hội thi mô hình đèn Trung thu nhằm tạo thêm những sản phẩm quảng bá du lịch cho địa phương, tạo không gian văn hóa, điểm đến du lịch cho du khách, nhân dân địa phương và các vùng lân cận.

Từ nhiều năm nay, Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) tổ chức Hội thi mô hình đèn Trung thu nhằm tạo thêm những sản phẩm quảng bá du lịch cho địa phương, tạo không gian văn hóa, điểm đến du lịch cho du khách, nhân dân địa phương và các vùng lân cận.

Tại làng cổ Đường Lâm, người dân đã làm những chiếc đèn Trung thu khổng lồ, tạo hình theo các nhân vật lịch sử hay con vật gắn liền với đời sống ruộng đồng.

Tại làng cổ Đường Lâm, người dân đã làm những chiếc đèn Trung thu khổng lồ, tạo hình theo các nhân vật lịch sử hay con vật gắn liền với đời sống ruộng đồng.

Chia sẻ với PV báo Tiền Phong, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (thôn Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) cho biết: “Con trâu được kết hợp với cổng làng quen thuộc là hình ảnh đặc trưng của làng cổ Đường Lâm. Trước đây, phần lớn người dân ở đây làm nông nghiệp vì thế hình ảnh con trâu đã khơi nguồn cảm hứng để làm ra sản phẩm ý nghĩa này. Sau 40 ngày miệt mài, tôi và người dân trong thôn Mông Phụ đã hoàn thiện mô hình trâu cổng làng ngũ sắc để tham gia dự thi trong dịp trung thu của làng cổ Đường Lâm".

Chia sẻ với PV báo Tiền Phong, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (thôn Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) cho biết: “Con trâu được kết hợp với cổng làng quen thuộc là hình ảnh đặc trưng của làng cổ Đường Lâm. Trước đây, phần lớn người dân ở đây làm nông nghiệp vì thế hình ảnh con trâu đã khơi nguồn cảm hứng để làm ra sản phẩm ý nghĩa này. Sau 40 ngày miệt mài, tôi và người dân trong thôn Mông Phụ đã hoàn thiện mô hình trâu cổng làng ngũ sắc để tham gia dự thi trong dịp trung thu của làng cổ Đường Lâm".

Ngoài bộ phần bánh xe để thuận tiện khi tham gia lễ rước, đầu con trâu còn được gắn thêm 2 động cơ để có thể lắc lư được các hướng khác nhau.

Ngoài bộ phần bánh xe để thuận tiện khi tham gia lễ rước, đầu con trâu còn được gắn thêm 2 động cơ để có thể lắc lư được các hướng khác nhau.

Làng cổ Đường Lâm nằm tại địa phận thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội khoảng 50km về phía Đông, là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi là “đất hai vua”. Dựa trên tích Phùng Hưng diệt hổ dữ cứu dân, người dân thôn Cam Lâm (Đường Lâm) đã tạo nên chiếc đèn trung thu khổng lồ hình con hổ cho dịp Tết Trung thu năm nay.

Làng cổ Đường Lâm nằm tại địa phận thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội khoảng 50km về phía Đông, là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi là “đất hai vua”. Dựa trên tích Phùng Hưng diệt hổ dữ cứu dân, người dân thôn Cam Lâm (Đường Lâm) đã tạo nên chiếc đèn trung thu khổng lồ hình con hổ cho dịp Tết Trung thu năm nay.

Từ ý tưởng đến việc tạo hình, trang trí đều do người dân tự tay làm. "Con hổ này là chúng tôi làm được hơn 1 tuần rồi, kế hoạch là tối thứ 7 ngày 31 tháng 8 sẽ đem ra trưng bày ở cổng làng để người dân và du khách tới chiêm ngưỡng", người dân thôn Cam Lâm hào hứng chia sẻ.

Từ ý tưởng đến việc tạo hình, trang trí đều do người dân tự tay làm. "Con hổ này là chúng tôi làm được hơn 1 tuần rồi, kế hoạch là tối thứ 7 ngày 31 tháng 8 sẽ đem ra trưng bày ở cổng làng để người dân và du khách tới chiêm ngưỡng", người dân thôn Cam Lâm hào hứng chia sẻ.

Chính quyền và người dân hy vọng, cuộc thi đèn Trung thu sẽ tạo nên không khí vui tươi, mang đến cho các em thiếu nhi một ngày Tết Trung thu ý nghĩa.

Chính quyền và người dân hy vọng, cuộc thi đèn Trung thu sẽ tạo nên không khí vui tươi, mang đến cho các em thiếu nhi một ngày Tết Trung thu ý nghĩa.

Trọng Tài

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ngam-den-trung-thu-khong-lo-o-lang-co-duong-lam-post1667988.tpo