Cầu Thượng Cát nằm trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh, được xây dựng với mục tiêu hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch, giảm thiểu ùn tắc, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, việc lựa chọn được phương án là bước quan trọng trong việc thực hiện dự án.
Phương án đạt giải Nhất cuộc thi có mã số TC-03 của Liên danh Tổng Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải – CTCP và Công ty CP Kiến trúc Lập Phương (gọi tắt là Liên danh TEDI - CUBIC).
Cầu chính gồm 4 nhịp sử dụng kết cấu dây văng, sơ đồ nhịp cầu chính là: 100+2×200+100, L = 600m.
Trụ cầu thiết kế vuốt cong nhẹ sang hai bên thành cầu theo ý tưởng kiến trúc “Cánh chim hòa bình” vươn cao; mặt cắt ngang cầu chính B=37,4m; Số làn giao thông gồm: 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp.
Đơn vị tư vấn cho biết, cầu sẽ có trụ cáp cao 60-80 m, 3 trụ cầu là hình ảnh đàn chim tung cánh. Phần trụ có hình chữ H biểu trưng cho Hà Nội.
Đường dẫn đầu cầu phía Đông Anh.
Phương án giải Nhì có mã số TC-05 của Liên danh Công ty TNHH Tư vấn Đại học Xây dựng và Công ty TNHH Chodai & Kiso-Jiban Việt Nam và Văn phòng tư vấn và chuyển giao công nghệ xây dựng (CCU+CKJVN+CTC).
Trụ cầu bằng BTCT tạo hình kiến trúc với ý tưởng kiến trúc “Cất cánh”, tại vị trí cao nhất (nhịp 150m) thì chiều cao giàn là 45m.
Gồm cầu chính gồm 7 nhịp sử dụng kết cấu giàn thép liên tục, sơ đồ nhịp cầu chính là: 150+135+5×120, L = 885m.
Phương án thiết kế cầu Thượng cát vào ban đêm.
Phương án giải Ba có mã số TC-02 của Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Cầu lớn – Hầm.
Cầu chính sử dụng kết cấu vòm thép với 6 nhịp, sơ đồ nhịp cầu chính: 64,5+230+2×50+230+64,5, L= 689m.
Kết cấu vòm sử dụng vòm thép với 2 mặt phẳng vòm liên kết với nhau thông qua các giằng giá ngang tạo hình tượng kiến trúc “Trái tim Hòa Bình”.
Hệ thống chiếu sáng của phương án kiến trúc cầu Thượng Cát đạt giải 3.
Phạm Công