Ngắm tam giác mạch nở rộ trên cao nguyên đá Hà Giang

Những ngày giữa tháng 10, đi dọc quốc lộ 4C, từ thành phố Hà Giang đến thị trấn Đồng Văn, du khách dễ dàng bắt gặp những thửa hoa tam giác mạch nở rộ ven đường, tô điểm thêm cho vẻ đẹp vùng cao nguyên đá.

Du khách có thể dễ dàng bắt gặp những cánh đồng hoa tam giác mạch nhuộm sắc hồng và tím ven quốc lộ 4C. Những “thảm hoa” tam giác mạch nở rộ thu hút khách du lịch vào check-in, chụp ảnh. Ảnh: Nguyên Phong

Du khách có thể dễ dàng bắt gặp những cánh đồng hoa tam giác mạch nhuộm sắc hồng và tím ven quốc lộ 4C. Những “thảm hoa” tam giác mạch nở rộ thu hút khách du lịch vào check-in, chụp ảnh. Ảnh: Nguyên Phong

Trước kia, người dân chỉ trồng để lấy hạt để làm bánh, kẹo, nấu rượu… Nay, loài hoa này trở thành thương hiệu du lịch nổi tiếng của Hà Giang. Ảnh: Nguyên Phong

Trước kia, người dân chỉ trồng để lấy hạt để làm bánh, kẹo, nấu rượu… Nay, loài hoa này trở thành thương hiệu du lịch nổi tiếng của Hà Giang. Ảnh: Nguyên Phong

Những đứa trẻ người Mông chơi đùa bên cánh đồng hoa tam giác mạch dọc quốc lộ 4C. Ảnh: Nguyên Phong

Những đứa trẻ người Mông chơi đùa bên cánh đồng hoa tam giác mạch dọc quốc lộ 4C. Ảnh: Nguyên Phong

Màu sắc của hoa tam giác mạch thay đổi theo từng giai đoạn. Khi mới nở, hoa mang màu trắng tinh khôi, rồi chuyển sang hồng nhạt, hồng ánh tím rồi đỏ sẫm. Ảnh: Nguyên Phong

Màu sắc của hoa tam giác mạch thay đổi theo từng giai đoạn. Khi mới nở, hoa mang màu trắng tinh khôi, rồi chuyển sang hồng nhạt, hồng ánh tím rồi đỏ sẫm. Ảnh: Nguyên Phong

Những bông hoa li ti khiến khung cảnh núi rừng vừa kỳ vĩ, vừa thơ mộng. Ảnh: Nguyên Phong

Những bông hoa li ti khiến khung cảnh núi rừng vừa kỳ vĩ, vừa thơ mộng. Ảnh: Nguyên Phong

Loài hoa tam giác mạch từ bao đời nay đã gắn bó với cuộc sống và văn hóa của người dân vùng cao nguyên đá. Ảnh: Nguyên Phong

Loài hoa tam giác mạch từ bao đời nay đã gắn bó với cuộc sống và văn hóa của người dân vùng cao nguyên đá. Ảnh: Nguyên Phong

Du khách muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa tam giác mạch ở Hà Giang có thể đến đây vào khoảng tháng 10 đến tháng 12. Ảnh: Nguyên Phong

Du khách muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa tam giác mạch ở Hà Giang có thể đến đây vào khoảng tháng 10 đến tháng 12. Ảnh: Nguyên Phong

Lễ hội hoa tam giác mạch ở Hà Giang lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2015 và đã trở thành sự kiện thường niên nhằm quảng bá hình ảnh, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của Hà Giang, giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Ảnh: Nguyên Phong

Lễ hội hoa tam giác mạch ở Hà Giang lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2015 và đã trở thành sự kiện thường niên nhằm quảng bá hình ảnh, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của Hà Giang, giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Ảnh: Nguyên Phong

Với chủ đề “Cao nguyên đá nở hoa”, năm 2023, lễ hội dự kiến sẽ được khai mạc vào cuối tháng 10. Ảnh: Nguyên Phong

Với chủ đề “Cao nguyên đá nở hoa”, năm 2023, lễ hội dự kiến sẽ được khai mạc vào cuối tháng 10. Ảnh: Nguyên Phong

Đến thời điểm hiện tại, để phục vụ lễ hội, huyện Đồng Văn đã gieo trồng được 250ha cây tam giác mạch, trong đó có 51ha trọng điểm, tập trung tại một số xã như Vần Chải, Phố Cáo, Sủng Là, Sà Phìn, Lũng Cú, thị trấn Đồng Văn… Ảnh: Nguyên Phong

Đến thời điểm hiện tại, để phục vụ lễ hội, huyện Đồng Văn đã gieo trồng được 250ha cây tam giác mạch, trong đó có 51ha trọng điểm, tập trung tại một số xã như Vần Chải, Phố Cáo, Sủng Là, Sà Phìn, Lũng Cú, thị trấn Đồng Văn… Ảnh: Nguyên Phong

Theo đó, xây dựng các các điểm cho du khách ngắm hoa, trình diễn giao lưu văn nghệ dân gian và các trò chơi truyền thống hát dân ca, thổi sáo, múa khèn, đu quay… Ảnh: Nguyên Phong

Theo đó, xây dựng các các điểm cho du khách ngắm hoa, trình diễn giao lưu văn nghệ dân gian và các trò chơi truyền thống hát dân ca, thổi sáo, múa khèn, đu quay… Ảnh: Nguyên Phong

Một cánh đồng hoa tam giác mạch cho du khách chụp hình check-in ở Hà Giang. Ảnh: TT

Một cánh đồng hoa tam giác mạch cho du khách chụp hình check-in ở Hà Giang. Ảnh: TT

Nguyên Phong

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/ngam-tam-giac-mach-no-ro-tren-cao-nguyen-da-ha-giang/