Ngắm tượng đài 'Con tàu tập kết ra Bắc' ở Sầm Sơn

Tượng đài 'Con tàu tập kết ra Bắc' có giá trị khoảng 80 tỷ đồng đang được gấp rút hoàn thiện những công đoạn cuối cùng.

Ngày 29/8, UBND TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) cho biết, tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" thuộc phân khu A của dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc đang gấp rút hoàn thiện.

Tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" được làm bằng bê tông cốt thép, có diện tích khoảng 3.200m2.

Tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" được làm bằng bê tông cốt thép, có diện tích khoảng 3.200m2.

Được biết, dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc được xây dựng ven bờ sông Mã thuộc phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn. Dự án có quy mô hơn 40.000m2, khởi công cuối tháng 8/2022 do UBND TP Sầm Sơn làm chủ đầu tư.

Dự án có tổng vốn gần 255 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 76 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách TP Sầm Sơn và các nguồn huy động xã hội hóa.

Khu lưu niệm được chia làm ba phân khu, trong đó khu A rộng khoảng 13.600m2, được coi là trung tâm với tượng đài hình con tàu và bức phù điêu lớn hình cánh cung.

Riêng tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" được làm bằng bê tông cốt thép, có diện tích khoảng 3.200m2. Điểm cao nhất là mũi tàu cao 12m, tương đương căn nhà ba tầng. Đứng ở vị trí này có thể bao quát quang cảnh cảng Hới và một phần trung tâm TP Sầm Sơn, phía sau là hạ nguồn con sông Mã đổ ra biển.

Bức phù điêu có hình cánh cung rộng khoảng 500m2 cũng được làm bằng đá khối granite. Hiện nay, tượng đài và bức phù điêu đã đạt hơn 98% khối lượng công việc. Đơn vị thi công đang hoàn thiện các hạng mục cuối cùng như vệ sinh, lắp đèn led...

Ông Lường Tất Thắng, Bí thư thành ủy TP Sầm Sơn cho biết, tượng đài con tàu và bức phù điêu đã cơ bản hoàn thành và đúng tiến độ. Đây cũng là khu vực để chuẩn bị cho sự kiện kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc (1954 - 2024) được tổ chức tối 1/9.

Dưới đây là một số hình ảnh về "Con tàu tập kết ra Bắc" ở Sầm Sơn:

"Con tàu tập kết ra Bắc" được làm bằng bê tông cốt thép, có diện tích khoảng 3.200m2. Điểm cao nhất là mũi tàu cao 12m, tương đương căn nhà ba tầng.

"Con tàu tập kết ra Bắc" được làm bằng bê tông cốt thép, có diện tích khoảng 3.200m2. Điểm cao nhất là mũi tàu cao 12m, tương đương căn nhà ba tầng.

Phía sau tượng đài con tàu là bức phù điêu có hình cánh cung rộng khoảng 500m2 cũng được làm bằng đá khối granite.

Phía sau tượng đài con tàu là bức phù điêu có hình cánh cung rộng khoảng 500m2 cũng được làm bằng đá khối granite.

Bức tượng bằng đá được chạm khắc tỉ mỹ, thể hiện được tình cảm quân và dân Thanh Hóa dành cho đồng bào, cán bộ, bộ đội, học sinh Miền Nam tập kết ra Bắc.

Bức tượng bằng đá được chạm khắc tỉ mỹ, thể hiện được tình cảm quân và dân Thanh Hóa dành cho đồng bào, cán bộ, bộ đội, học sinh Miền Nam tập kết ra Bắc.

Những hình ảnh về quá trình đón tiếp được khắc họa trên bức phù điêu.

Những hình ảnh về quá trình đón tiếp được khắc họa trên bức phù điêu.

Theo tư liệu lịch sử, ngày 25/9/1954, tại cửa Hới (nay là cảng Lạch Hới, TP Sầm Sơn) rực rỡ cờ hoa chào đón chiếc tàu đầu tiên rẽ sóng tiến vào giữa tiếng hoan hô vang dậy của đồng bào Thanh Hóa đón những người con miền Nam ruột thịt ra Bắc tập kết.

Theo tư liệu lịch sử, ngày 25/9/1954, tại cửa Hới (nay là cảng Lạch Hới, TP Sầm Sơn) rực rỡ cờ hoa chào đón chiếc tàu đầu tiên rẽ sóng tiến vào giữa tiếng hoan hô vang dậy của đồng bào Thanh Hóa đón những người con miền Nam ruột thịt ra Bắc tập kết.

Thanh Hóa đã đón tiếp hàng trăm nghìn cán bộ miền Nam, bộ đội, học sinh, sinh viên, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Trong 7 đợt (từ ngày 15/10/1954 - 1/5/1955), tỉnh Thanh Hóa đã đón 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh, sinh viên và 1.443 gia đình ra tập kết.

Thanh Hóa đã đón tiếp hàng trăm nghìn cán bộ miền Nam, bộ đội, học sinh, sinh viên, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Trong 7 đợt (từ ngày 15/10/1954 - 1/5/1955), tỉnh Thanh Hóa đã đón 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh, sinh viên và 1.443 gia đình ra tập kết.

Thời gian 70 năm đã trôi qua, nhưng những tháng ngày học tập, rèn luyện trên đất Bắc, trên quê hương Thanh Hóa, được sự yêu thương, đùm bọc, chở che của người dân là hành trang, động lực mạnh mẽ để đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam hiện thực hóa quyết tâm, thôi thúc phấn đấu, học tập, rèn luyện, từ đó đã sinh ra nhiều “hạt giống đỏ” ươm mầm cho phong trào cách mạng miền Nam.

Thời gian 70 năm đã trôi qua, nhưng những tháng ngày học tập, rèn luyện trên đất Bắc, trên quê hương Thanh Hóa, được sự yêu thương, đùm bọc, chở che của người dân là hành trang, động lực mạnh mẽ để đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam hiện thực hóa quyết tâm, thôi thúc phấn đấu, học tập, rèn luyện, từ đó đã sinh ra nhiều “hạt giống đỏ” ươm mầm cho phong trào cách mạng miền Nam.

Công nhân đang tiến hành vệ sinh bức phù điêu, hoàn thiện các công đoạn cuối cùng của tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc".

Công nhân đang tiến hành vệ sinh bức phù điêu, hoàn thiện các công đoạn cuối cùng của tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc".

Tại khu vực tượng đài, đơn vị thi công đã thiết kế thêm cầu cảng đi bộ với hệ thống lan can, chân tường chắc chắn.

Tại khu vực tượng đài, đơn vị thi công đã thiết kế thêm cầu cảng đi bộ với hệ thống lan can, chân tường chắc chắn.

Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneve và chuyến tàu tập kết (1954-2024) sẽ được tổ chức vào 18h ngày 1/9/2024. Chương trình được tổ chức tại ba điểm cầu: Khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 tại TP Sầm Sơn (Thanh Hóa); Khu di tích lịch sử Quốc gia địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại TP Cao Lãnh (Đồng Tháp); Khuôn viên Tượng đài Anh hùng liệt sĩ Đoàn tàu không số, Lữ đoàn 125 - Vùng 2 Hải quân, phường Cát Lái, TP Thủ Đức (TP.HCM).

Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneve và chuyến tàu tập kết (1954-2024) sẽ được tổ chức vào 18h ngày 1/9/2024. Chương trình được tổ chức tại ba điểm cầu: Khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 tại TP Sầm Sơn (Thanh Hóa); Khu di tích lịch sử Quốc gia địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại TP Cao Lãnh (Đồng Tháp); Khuôn viên Tượng đài Anh hùng liệt sĩ Đoàn tàu không số, Lữ đoàn 125 - Vùng 2 Hải quân, phường Cát Lái, TP Thủ Đức (TP.HCM).

Phúc Tuấn

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/ngam-tuong-dai-con-tau-tap-ket-ra-bac-o-sam-son-192240829221228343.htm