Ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh pháo nổ
Thực hiện Kế hoạch của Công an thành phố Hà Nội về triển khai đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên đán 2025, công an các địa phương trên địa bàn đã triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kết hợp tuyên truyền, vận động người dân không buôn bán, vận chuyển, chế tạo pháo nổ, nhưng đáng lo ngại là gần đây lực lượng chức năng phát hiện, xử lý nhiều hành vi sản xuất, mua bán pháo nổ liên quan đến lứa tuổi học sinh.
Tối 21/12 vừa qua, Tổ công tác của Công an huyện Phúc Thọ phát hiện, bắt quả tang K.T.T sinh năm 2006, ở xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ điều khiển xe máy có chở một thùng bìa các-tông có chứa 108 ống hình trụ tròn bằng giấy mầu trắng, dài từ 10-30cm, đường kính từ 3-8cm; tổng trọng lượng 8,42kg là pháo nổ do T. tự chế để mang đi bán theo giao dịch thông qua tài khoản mạng xã hội. Công an huyện Phúc Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đối tượng K.T.T về hành vi “Sản xuất, mua bán trái phép hàng cấm” (pháo nổ).
Tiếp đó, ngày 22/12, Công an huyện Phú Xuyên đã phát hiện, bắt quả tang nhóm đối tượng đều sinh năm 2008 ở các huyện Thường Tín và Phú Xuyên đang có hành vi sản xuất pháo nổ tại ngôi nhà hoang gần nghĩa trang thuộc thôn Từ Thuận, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên.
Tại hiện trường, cơ quan công an thu giữ các nguyên liệu, dụng cụ sử dụng để chế tạo pháo và hơn 800 quả pháo thành phẩm. Đối tượng T.P.M (sinh năm 2005; ở xã Minh Cường, huyện Thường Tín) cầm đầu nhóm đối tượng trên khai nhận, đã lên mạng để tìm hiểu cách chế tạo pháo nổ và đặt mua nguyên liệu để chế tạo pháo nổ để bán trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tình trạng thanh thiếu niên, học sinh mua nguyên vật liệu và học cách chế tạo pháo trên mạng xã hội để sử dụng trái phép không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn gây ra tai nạn với hậu quả khôn lường. Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, vào mỗi dịp cuối năm, thời gian gần Tết Nguyên đán luôn gia tăng đáng kể số ca tai nạn do pháo tự chế.
Những tai nạn này không chỉ gây tổn thương nghiêm trọng về thể chất, mà còn để lại hậu quả nặng nề về tâm lý và tài chính cho người bệnh và gia đình. Chỉ trong hai ngày cuối tháng 11/2024, bệnh viện này tiếp nhận 3 trường hợp tai nạn do sử dụng pháo tự chế. Nạn nhân từ 12 đến 14 tuổi, nhập viện trong tình trạng dập nát bàn tay, tổn thương nghiêm trọng vùng da và mắt.
Thời gian qua, lực lượng chức năng, cơ quan có thẩm quyền đã xử lý một số đối tượng, các trang web, các tài khoản mạng xã hội có hành vi vi phạm pháp luật, hướng dẫn cách tự chế làm pháo nổ qua mạng xã hội, hành vi mua bán thuốc nổ, pháo nổ... Song do lợi nhuận từ việc bán pháo nổ rất lớn, cho nên tình trạng mua bán, sản xuất pháo nổ trái phép vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Trước sự nguy hiểm của pháo tự chế, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng trong việc ngăn chặn, xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm, các trường học, gia đình cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động con em và người thân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không tự ý chế tạo, buôn bán sử dụng pháo nổ để ngăn chặn nguy cơ, hậu quả đáng tiếc xảy ra từ pháo nổ.
Tối 21/12 vừa qua, Tổ công tác của Công an huyện Phúc Thọ phát hiện, bắt quả tang K.T.T sinh năm 2006, ở xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ điều khiển xe máy có chở một thùng bìa các-tông có chứa 108 ống hình trụ tròn bằng giấy mầu trắng, dài từ 10-30cm, đường kính từ 3-8cm; tổng trọng lượng 8,42kg là pháo nổ do T. tự chế để mang đi bán theo giao dịch thông qua tài khoản mạng xã hội.
Công an huyện Phúc Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đối tượng K.T.T về hành vi “Sản xuất, mua bán trái phép hàng cấm” (pháo nổ). Tiếp đó, ngày 22/12, Công an huyện Phú Xuyên đã phát hiện, bắt quả tang nhóm đối tượng đều sinh năm 2008 ở các huyện Thường Tín và Phú Xuyên đang có hành vi sản xuất pháo nổ tại ngôi nhà hoang gần nghĩa trang thuộc thôn Từ Thuận, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên.
Tại hiện trường, cơ quan công an thu giữ các nguyên liệu, dụng cụ sử dụng để chế tạo pháo và hơn 800 quả pháo thành phẩm. Đối tượng T.P.M (sinh năm 2005; ở xã Minh Cường, huyện Thường Tín) cầm đầu nhóm đối tượng trên khai nhận, đã lên mạng để tìm hiểu cách chế tạo pháo nổ và đặt mua nguyên liệu để chế tạo pháo nổ để bán trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tình trạng thanh thiếu niên, học sinh mua nguyên vật liệu và học cách chế tạo pháo trên mạng xã hội để sử dụng trái phép không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn gây ra tai nạn với hậu quả khôn lường. Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, vào mỗi dịp cuối năm, thời gian gần Tết Nguyên đán luôn gia tăng đáng kể số ca tai nạn do pháo tự chế.
Những tai nạn này không chỉ gây tổn thương nghiêm trọng về thể chất, mà còn để lại hậu quả nặng nề về tâm lý và tài chính cho người bệnh và gia đình. Chỉ trong hai ngày cuối tháng 11/2024, bệnh viện này tiếp nhận 3 trường hợp tai nạn do sử dụng pháo tự chế. Nạn nhân từ 12 đến 14 tuổi, nhập viện trong tình trạng dập nát bàn tay, tổn thương nghiêm trọng vùng da và mắt.
Thời gian qua, lực lượng chức năng, cơ quan có thẩm quyền đã xử lý một số đối tượng, các trang web, các tài khoản mạng xã hội có hành vi vi phạm pháp luật, hướng dẫn cách tự chế làm pháo nổ qua mạng xã hội, hành vi mua bán thuốc nổ, pháo nổ...
Song do lợi nhuận từ việc bán pháo nổ rất lớn, cho nên tình trạng mua bán, sản xuất pháo nổ trái phép vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trước sự nguy hiểm của pháo tự chế, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng trong việc ngăn chặn, xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm, các trường học, gia đình cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động con em và người thân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không tự ý chế tạo, buôn bán sử dụng pháo nổ để ngăn chặn nguy cơ, hậu quả đáng tiếc xảy ra từ pháo nổ.
Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/ngan-chan-viec-san-xuat-kinh-doanh-phao-no-post853422.html