Ngành cao su gặp khó khăn, Cao su Sao Vàng bổ sung kinh doanh thép tăng và điện mặt trời

Cao su Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn do nhiều lý do, trong khi thép và năng lượng tái tạo đang trong chu kỳ phát đạt, công ty Cao su Sao Vàng đang có ý định chuyển hướng vào hai mảng kinh doanh này.

Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng (MCK: SRC) vừa thông báo sẽ bổ sung ngành nghề mới là bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; kinh doanh kim loại và quặng kim loại với chi tiết là bán buôn sắt thép.

Sau khi bổ sung thêm 3 nhóm ngành kinh doanh mới, SCR sẽ kinh doanh ở 13 ngành nghề. Tuy nhiên, Cao su Sao Vàng vẫn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm làm từ cao su, chế tạo máy móc thiết bị phục vụ ngành cao su và lốp các loại.

Trong ba tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp cao su nói riêng và SRC đã có một quý kinh doanh khá tốt. Công ty đã công bố tổng doanh thu và lãi ròng trong quý 1/2021 đạt lần lượt 2,248 tỷ đồng và 87 tỷ đồng, tăng 16% và 53% so với cùng kỳ 2020.

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành cao su Việt Nam đang gặp khó khăn lớn, khi các mặt hàng lốp xe truyền thống đã bị Mỹ đánh thuế chống bán phá giá với thuế suất cao 22,3%. Điều này đã ảnh hưởng nặng nề đến sự cạnh các doanh nghiệp, trong đó có SRC, bởi săm lốp là mặt hàng chủ lực của công ty.

Những ngày gần đây, giá cổ phiếu của SRC liên tục giảm xuống mức 19.000 đồng/cp, thanh khoản thấp sau hành động áp thuế cao của Mỹ.

Do đó, việc bổ sung thêm các ngành nghề mới như thép và điện mặt trời được xem như kế hoạch "dự phòng", trong trường hợp kinh doanh cao su gặp trở ngại lớn sau lệnh áp thuế vừa rồi.

Trong năm 2021, SRC đặt mục tiêu doanh thu 2.200 tỷ đồng gồm sản xuất kinh doanh các sản phẩm nguồn gốc từ cao su là 1.200 tỷ đồng, chiếm 54% cơ cấu doanh thu. Còn lợi nhuận sau thuế 80 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 73,5 tỷ đồng năm ngoái.

Cao su Sao vàng không muốn đứng ngoài "cuộc chơi" kinh doanh thép

Cao su Sao vàng không muốn đứng ngoài "cuộc chơi" kinh doanh thép

Động thái mới nhất này của SRC diễn ra trong bối cảnh giá thép kéo theo giá nguyên vật liệu xây dựng nói chung như cát, ximăng, gạch đá... đều tăng từ đầu năm cho tới thời điểm hiện tại.

Cụ thể, đối với thép bóng tròn thép tròn (dùng làm bêtông cốt thép) cuối năm ngoái có giá 13 triệu đồng/tấn thì đến đầu năm nay lên tới 19 triệu đồng/tấn. Bên cạnh đó, thép hình và thép tấm (xây dựng các nhà máy) giá còn hơn nữa hơn nữa, từ mức 15 - 16 triệu đồng/tấn hồi đầu năm thì nay đã lên tới 24 - 25 triệu đồng/tấn, tăng 66% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, được ưu đãi cơ chế để phát triển đã giúp bùng nổ các dự năng lượng tái tạo tại Việt Nam, trong đó chủ yếu hưởng ưu đãi là các dự án điện mặt trời và điện gió.

Theo Bloomberg, Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới về mặt trời và đứng thứ 3 về công suất lắp đặt mới các dự án năng lượng tái tạo, chỉ sau hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc.

Hơn nữa, giá tấm pin năng lượng mặt trời đang trong chu kỳ giảm mạnh, dự kiến sẽ là loại năng lượng thay thế cho các nhiên liệu có nguồn gốc từ hóa thạch như than đá.

H.S

Nguồn Doanh Nhân VN: https://doanhnhanvn.vn/cao-su-sao-vang-dinh-kiem-loi-nhuan-tu-thep-va-dien-mat-troi-33356.html