Ngành Công Thương 'bội thu' Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ
Ngành Công Thương có 8 công trình được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 6.
Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ đợt 6 vừa được Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, tổ chức.
Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ là hai giải thưởng cao quý nhất được Nhà nước ghi nhận, tôn vinh, trao tặng các nhà khoa học, tác giả, đồng tác giả của các công trình đặc biệt xuất sắc và có giá trị cao về khoa học và công nghệ, có tác dụng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng và thiết thực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của đất nước.
12 công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 17 công trình, cụm công trình được tặng Giải thưởng Nhà nước lần này là kết quả dày công nghiên cứu với sự tâm huyết cống hiến trí tuệ, tài năng của 281 tác giả, đồng tác giả. Đây là những công trình, vừa mang tính lý luận sâu sắc vừa mang tính thực tiễn cao, được áp dụng hiệu quả trong cuộc sống, có đóng góp lớn, tạo đột phá cho phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
Đặc biệt, trong 12 công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 6, ngành Công Thương vinh dự có 3 công trình được trao tặng gồm:
Cụm công trình: Nghiên cứu, phát triển công nghệ để khai thác các mỏ khí - condensate với điều kiện đặc biệt phức tạp thềm lục địa Việt Nam, của đồng tác giả gồm: TS. Ngô Hữu Hải; TS. Trần Hồng Nam; TS. Nguyễn Quỳnh Lâm; TS. Nguyễn Quốc Thập; TS. Hoàng Minh Hải; TS. Trần Vũ Tùng; TS. Đặng Anh Tuấn; KS. Trần Ngọc Thế Hùng; KS. Trần Công Nhật; ThS. Lý Văn Dao; KS. Nguyễn Phạm Huy Cường; ThS. Trần Nam Hưng; KS. Trịnh Ngọc Bảo; KS. Trần Thiện Nhựt; ThS. Phan Tuấn Anh; ThS. Ngô Anh Quân; TS. Hoàng Kỳ Sơn; KS. Lê Trần Minh Trí; TS. Nguyễn Văn Khương; TS. Trương Hoài Nam; KS. Nguyễn Xuân Cường; KS. Nguyễn Văn Thọ; KS. Võ Văn Phúc; KS. Nguyễn Trường Sơn; KS. Vũ Đình Thi; KS. Phạm Văn Hiến; KS. Trần Ngọc Trung; ThS. Đỗ Thị Quỳnh Trang.
Cụm công trình: Nghiên cứu phát triển công nghệ thiết kế, thi công, lắp đặt các công trình dầu khí biển siêu trường, siêu trọng phù hợp với điều kiện Việt Nam, của đồng tác giả: ThS. Bùi Hoàng Điệp; ThS. Phan Thanh Tùng; KS. Đồng Xuân Thắng; ThS. Nguyễn Anh Dũng; KS. Văn Anh; KS. Nguyễn Minh Tuấn; KS. Vũ Văn Hoan; KS. Ngô Văn Thắng; KS. Nguyễn Mạnh Tuấn; KS. Đào Việt Tú; KS. Mai Quốc Huân; TS. Trần Anh Kim.
Cụm công trình: Hệ thống trạm đo carota tổng hợp xách tay TBM-02 và bộ quy trình minh giải tài liệu địa vật lý LOGINTER 2.0, của đồng tác giả: GS.TS. Nguyễn Đức Chiến; GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu; GS.TS. Nguyễn Đức Hòa; PGS.TS. Nguyễn Văn Quy; PGS.TS. Nguyễn Văn Duy; PGS.TS. Nguyễn Hữu Lâm; PGS.TS. Đặng Đức Vượng; PGS.TS. Đặng Thị Thanh Lê; PGS.TS. Vũ Xuân Hiền; TS. Nguyễn Văn Toán; TS. Chử Mạnh Hưng.
Còn trong 17 công trình được tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ, ngành Công Thương có 5 công trình gồm:
Cụm công trình: Nghiên cứu thiết kế cơ sở, chi tiết, công nghệ chế tạo, tích hợp giàn khoan tự nâng 400 ft phù hợp với điều kiện Việt Nam và nghiên cứu phát triển, hoán cải giàn khoan dầu khí di động phục vụ phát triển kinh tế biển, an ninh quốc phòng, của đồng tác giả: KS. Phan Tử Giang; PGS. TS. Đinh Quang Cường; KS. Phan Thanh Sơn; KS. Lê Huy; KS. Đồng Việt Thắng; ThS. Ngô Tuấn Dũng; KS. Lê Quang Hùng; TS. Lê Quang Hùng.
Cụm công trình: Các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ tối ưu hóa quá trình sản xuất của nhà máy lọc dầu Dung Quất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của BSR, của đồng tác giả: KS. Nguyễn Văn Hội; ThS. Bùi Minh Tiến; ThS. Bùi Ngọc Dương; ThS. Mai Tuấn Đạt; ThS. Cao Tuấn Sĩ; KS. Đặng Ngọc Đình Điệp; ThS. Lê Hải Tuấn; ThS. Nguyễn Sơn Lâm; TS. Trần Hải Ninh; ThS. Đào Xuân Giỏi; KS Mai Việt Thắng; ThS. Nguyễn Mạnh Thịnh; ThS. Nguyễn Nhanh; KS. Đinh Văn Nhân; KS. Hà Chí Quân.
Cụm công trình: Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ trong thu gom, xử lý và sử dụng khí đồng hành ở các mỏ của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và các mỏ lân cận (phần ngoài khơi), của đồng tác giả: TS. Nguyễn Quỳnh Lâm; KS. Cao Tùng Sơn; KS. Trần Văn Vĩnh; KS. Lê Việt Hải; KS. Phạm Xuân Sơn; TS. Ngô Thường San; TS. Nguyễn Thúc Kháng; TSKH. Lâm Quang Chiến; KS. Trần Công Tín; KS. Bocharov G. S; KS. Semivolos V.P; KS. Bovt A.V; KS. Đỗ Khang Ninh; KS. Lê Đăng Tâm; TS. Lê Việt Dũng; KS. Nguyễn Anh Phong; TS. Trần Lê Phương; TS. Tống Cảnh Sơn; TS. Nguyễn Quốc Dũng; TS. Chu Văn Lương; ThS. Nguyễn Lâm Anh; KS. Nguyễn Thanh Tình; KS. Lê Đức Khương; TS. Nguyễn Hoài Vũ.
Cụm công trình: Cụm công trình khoa học và công nghệ về các kết quả nghiên cứu đối với các hệ thống dây chuyền máy móc, thiết bị đồng bộ ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ phế phụ phẩm nông nghiệp góp phần xử lý môi trường và phát triển nguồn năng lượng xanh, sạch, bền vững, của tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đình Tùng.
Cụm công trình: Nghiên cứu chế tạo xúc tác dị thể, vật liệu nano trong lĩnh vực tổng hợp và ứng dụng nhiên liệu sinh học, các sản phẩm thân thiện môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, của đồng tác giả: GS.TS. Vũ Thị Thu Hà; TS. Nguyễn Thị Thu Trang; TS. Nguyễn Thị Phương Hòa; TS. Đỗ Thanh Hải; TS. Trần Thị Liên; TS. Đỗ Mạnh Hùng; TS. Phạm Thị Nam Bình; ThS. Âu Thị Hằng; ThS. Bùi Duy Hùng; ThS. Nguyễn Quang Minh; ThS. Vũ Tuấn Anh; ThS. Nguyễn Thị Thảo; ThS. Phạm Anh Tài; KS. Nguyễn Minh Đăng; CN. Lâm Thị Tho.
Trong phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng, khi nhận định về các công trình, cụm công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 6, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nêu, các nghiên cứu về công nghệ thiết kế, thi công, lắp đặt các công trình dầu khí biển siêu trường, siêu trọng phù hợp với điều kiện Việt Nam đã khẳng định chủ quyền và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về an ninh - quốc phòng.
Các công trình được tặng Giải thưởng Nhà nước góp phần hình thành nên những nhận thức mới, đóng góp quan trọng về mặt tư liệu, được ứng dụng trong đào tạo; tăng hiệu suất, công suất, tiết giảm năng lượng, tiết kiệm nhiên liệu, thay thế hàng nhập khẩu, giảm giá thành đầu tư, giảm gánh nặng chi phí...góp phần quan trọng tạo ra sự đột phá về năng suất và hiệu quả kinh tế - xã hội, tiết kiệm và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Quỳnh Nga