Ngành Công thương hoàn thành thắng lợi hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ, xác lập nhiều kỷ lục đột phá

Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác xây dựng Đảng và tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trong việc triển khai các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của Bộ Công thương và toàn ngành nói chung.

Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ Công thương Phan Văn Bản thông tin về Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.

Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ Công thương Phan Văn Bản thông tin về Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.

Ngày 11/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Bộ Công thương họp báo cung cấp thông tin về Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Tại đây, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ Công thương Phan Văn Bản cho biết: Đại hội diễn ra trong bối cảnh cả nước vừa , vừa tổ chức , tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng.

Trong bối cảnh đó, Đảng ủy Bộ Công thương đã rất nỗ lực để chuẩn bị cho công tác tổ chức Đại hội. Dự kiến diễn ra từ ngày 15 đến ngày 16/7 tại trụ sở Bộ Công thương (54 Hai Bà Trưng, Hà Nội), nhiệm vụ của Đại hội lần này có 2 nội dung chính: Thứ nhất là tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025 và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho nhiệm kỳ mới. Thứ hai là thảo luận và đóng góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng và Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự đảng, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ, ngành công thương đã vượt qua nhiều thách thức lớn, hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu được giao. Giai đoạn 2020-2025, mặc dù chịu tác động từ đại dịch và bất ổn toàn cầu, Đảng bộ Bộ Công thương đã phát huy tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị vững vàng, trách nhiệm cao trước Đảng và nhân dân, lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, hoàn thành xuất sắc hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó lập nên nhiều kỷ lục đột phá, đóng góp quan trọng vào phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Cụ thể, về thực hiện các mục tiêu tăng trưởng của ngành, tiếp tục đóng vai trò then chốt, chiếm hơn 30% GDP, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm khoảng 80%, khẳng định vị thế trung tâm sản xuất khu vực.

Ngành điện cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt hơn 99%, đứng thứ 2 ASEAN, thứ 30 thế giới về phát triển hạ tầng điện vào năm 2024. Ngành dầu khí phát triển đồng bộ từ thượng nguồn đến hạ nguồn, sản lượng xăng dầu đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trong nước; nguồn khí (kể cả LNG nhập khẩu) bảo đảm đủ cho sản xuất điện và các ngành công nghiệp.

duy trì đà tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 10%, đóng góp quan trọng vào GDP, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2025 ước đạt hơn 800 tỷ USD, thặng dư thương mại duy trì mức cao.

Thị trường trong nước giữ vững vai trò trụ cột với tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 8,1%/năm; thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, đạt 25 tỷ USD năm 2024, chiếm khoảng 10% tổng mức bán lẻ, là động lực thúc đẩy và chuyển đổi số quốc gia.

 Chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên đã cập bến cảng Thị Vải (Thành phố Hồ Chí Minh).

Chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên đã cập bến cảng Thị Vải (Thành phố Hồ Chí Minh).

Về thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong giai đoạn 2021-2025, Bộ Công thương đã chủ trì xây dựng, trình ban hành trên 250 văn bản pháp luật và hơn 20 chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trọng yếu.

Quốc hội đã thông qua nhiều luật quan trọng như: Luật Dầu khí, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Điện lực, Luật Hóa chất (sửa đổi), Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi); cùng các nghị định về thương mại điện tử, xăng dầu, khí, điện lực, thị trường, ngoại thương,… góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bộ Công thương cũng đang tiếp tục xây dựng các dự án luật mới như Luật Phát triển sản phẩm công nghiệp trọng điểm, Luật Thương mại điện tử, nghiên cứu sửa đổi Luật Thương mại, nhằm tạo hành lang pháp lý cho các ngành, lĩnh vực mới, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.

Hạ tầng năng lượng và thương mại tiếp tục được phát triển đồng bộ, hiện đại. Bộ Công thương đã tập trung hoàn thiện quy hoạch, thể chế năng lượng, khoáng sản, tạo nền tảng pháp lý minh bạch, thống nhất.

Nguồn và lưới điện được đầu tư mạnh với sự tham gia của tư nhân, nhiều dự án trọng điểm đã vận hành hiệu quả. Hệ thống dầu khí phát triển đồng bộ, bảo đảm cung ứng 15,5 triệu tấn xăng dầu/năm.

Hạ tầng thương mại phát triển nhanh với hơn 1.200 siêu thị, 300 trung tâm thương mại; thương mại điện tử trở thành kênh phân phối chủ lực. Hệ thống logistics mở rộng với 30.000 kho bãi, 6 trung tâm cấp 1; chỉ số hiệu quả logistics tăng 10 bậc, từ 53 lên vị trí 43 (năm 2023).

Với vai trò là cơ quan đầu mối về hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Công thương đã chủ trì đàm phán, ký kết và triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA), góp phần mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao vị thế hàng hóa Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Giai đoạn 2020-2025, Việt Nam ký thêm 4 FTA, nâng tổng số lên 17 hiệp định với 65 đối tác, đồng thời đàm phán nâng cấp nhiều FTA hiện có. Bên cạnh đó, Bộ Công thương chủ động thúc đẩy hợp tác quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, xử lý linh hoạt các vấn đề thương mại, bảo đảm lợi ích quốc gia và duy trì ổn định quan hệ đối ngoại.

Công tác xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu quốc gia cũng được đẩy mạnh, đổi mới toàn diện. Hệ thống thương vụ, văn phòng xúc tiến thương mại hoạt động hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối thị trường toàn cầu. Những năm qua, gần 1.000 đề án xúc tiến thương mại với kinh phí hơn 800 tỷ đồng đã được triển khai; xúc tiến thương mại trên nền tảng số, ứng dụng công nghệ mới được thúc đẩy, mang lại hiệu quả thiết thực.

Thương hiệu quốc gia được quan tâm phát triển với khoảng 1.000 sản phẩm của gần 500 doanh nghiệp đạt danh hiệu. Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 xếp thứ 32 thế giới, đứng thứ 2 Đông Nam Á, khẳng định uy tín hàng hóa Việt trên thị trường quốc tế.

Trước nguy cơ hàng nhập khẩu bán phá giá, trợ cấp gây thiệt hại sản xuất trong nước, Bộ Công thương đã tăng cường triển khai các biện pháp . Giai đoạn 2020-2025, Bộ đã khởi xướng 55 vụ điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với 32 vụ, chủ yếu trong các ngành chế biến, vật liệu, tiêu dùng, góp phần bảo vệ sản xuất trong nước và an ninh kinh tế. Đồng thời, Bộ cũng tích cực ứng phó 286 vụ kiện phòng vệ thương mại từ 25 thị trường, vận hành hệ thống cảnh báo sớm, bảo vệ hàng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh quốc tế.

 Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đại hội Đảng bộ Bộ Công thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra trong bối cảnh đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, thời kỳ bản lề thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030.

Nhiệm kỳ 2025-2030 được xác định là thời kỳ then chốt, đòi hỏi toàn ngành phải hành động quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức.

Hướng tới mục tiêu đến năm 2030 đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, ngành công thương đặt mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa đất nước vào nhóm dẫn đầu ASEAN, tham gia sâu chuỗi giá trị toàn cầu; duy trì vị thế top 20 về xuất khẩu và top 30 thị trường bán lẻ toàn cầu; đồng thời, bảo đảm cân đối cung-cầu hàng hóa, năng lượng cũng như phát triển hạ tầng năng lượng, thương mại, logistics hiện đại, tiệm cận nhóm đầu ASEAN.

Tiếp tục xây dựng Đảng bộ Bộ Công thương trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt tiêu biểu, có năng lực đáp ứng tình hình mới; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện.

Nhiệm kỳ 2025-2030, ngành công thương quyết tâm, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu về phát triển đã được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao như sau: Tỷ trọng công nghiệp đạt khoảng 35% GDP, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 28% vào năm 2030; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 12-12.5%/năm.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa 13,5-14,5%/năm; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trong nước 10-12%/năm; tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 13,0-13,5%/năm.

Bảo đảm cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 10%/năm. Đến năm 2030, điện thương phẩm đạt khoảng 500,4-557,8 tỷ kW giờ; điện sản xuất và nhập khẩu đạt khoảng 560,4-624,6 tỷ kW giờ. Tỷ trọng điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 30% vào năm 2030; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân 1-1,5%/năm; tỷ lệ tiết kiệm năng lượng đạt khoảng 5-7% tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng theo kịch bản phát triển kinh tế-xã hội bình thường.

THÁI LINH

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/nganh-cong-thuong-hoan-thanh-thang-loi-hau-het-cac-chi-tieu-nhiem-vu-xac-lap-nhieu-ky-luc-dot-pha-post893110.html