Ngành dệt may Việt Nam cần tập trung vào giải pháp quy hoạch

Thị trường dệt may 6 tháng đầu năm 2024 đã có nhiều khởi sắc, Việt Nam đã vươn lên đứng đầu thị phần hàng may mặc vào thị trường Mỹ, đến nay hầu hết các doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết tháng 10.

Ngành dệt may Việt Nam cần tập trung vào giải pháp quy hoạch

Thị trường dệt may 6 tháng đầu năm 2024 đã có nhiều khởi sắc, Việt Nam đã vươn lên đứng đầu thị phần hàng may mặc vào thị trường Mỹ, đến nay hầu hết các doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết tháng 10.

Thị trường dệt may 6 tháng đầu năm 2024 đã có nhiều khởi sắc

Thị trường dệt may 6 tháng đầu năm 2024 đã có nhiều khởi sắc

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 19 tỷ 530 triệu USD, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù có nhiều khởi sắc, song theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội VITAS, lợi ích từ xuất khẩu này do chuyển dịch đơn hàng từ các nước khác sang thị trường Việt Nam, chứ bản chất thật là tiêu dùng toàn cầu chưa tăng.

Năm 2024, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD, theo nhận định của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, con số này toàn ngành có thể cán đích, tuy nhiên để đạt được mục tiêu trên ngành Dệt may Việt Nam đang đối mặt với các thách thức cực lớn.

Cũng theo ông Giang, một thách thức nữa là vấn đề lao động dịch chuyển, 6 tháng đầu năm, lực lượng lao động dịch chuyển, nghỉ việc và hưởng chế độ một lần ở các đơn vị trong ngành từ 6% đến 20% .

Mặc dù ngành dệt may có lợi thế được Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam từ nay đến năm 2030 và định hướng tầm nhìn đến năm 2035 từ năm 2022.

Mục đích quy hoạch để các địa phương phát triển các khu công nghiệp và kêu gọi đầu tư vào ngành công nghiệp dệt, nhuộm nhằm giảm thiểu tối đa việc nhập khẩu nguyên liệu. Song thực tế, hầu hết các địa phương còn "dị ứng" với vấn đề nước thải nên không mặn mà việc quy hoạch này.

Với thách thức như vậy, vấn đề đặt ra theo ông Giang là chiến lược ngành dệt may cần tập trung vào giải pháp quy hoạch. Theo đó, cần có định hướng cho các địa phương quy hoạch các khu công nghiệp, trong đó có đầu tư cho ngành công nghiệp dệt nhuộm để có vải trong nước phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu.

Phương Hoa

Nguồn Chính Phủ: https://baochinhphu.vn/nganh-det-may-viet-nam-can-tap-trung-vao-giai-phap-quy-hoach-102240716124003194.htm