Ngành hàng không dân dụng Việt Nam ra đời từ khi nào?
Hàng không dân dụng từng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và phát triển đất nước giai đoạn chiến tranh.
1. Ngành hàng không dân dụng ra đời vào thời kỳ nào?
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ
Sau khi thống nhất đất nước
Sau thời kỳ Đổi mới 1986
Chính xác
Ngày 15/1/1956, khoảng 2 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngành hàng không dân dụng Việt Nam chính thức ra đời. Ngành phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng không, giúp nước ta giao lưu, hội nhập với thế giới.
Đến những năm 1960, lớp phi công người Việt do nước bạn Liên Xô (cũ) và Trung Quốc đào tạo bắt đầu trở về nước. Lúc này, máy bay tại Việt Nam đã có phi công và tiếp viên hàng không người Việt vận hành.
2. Giai đoạn đầu, tiếp viên hàng không còn được gọi là gì?
Phục vụ viên hàng không
Dịch vụ viên hàng không
Tiếp tân hàng không
Chiêu đãi viên hàng không
Chính xác
Tiếp viên hàng không còn được gọi là chiêu đãi viên hàng không. Họ có vai trò mang đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Ngoài ra, tiếp viên là một phần của phi hành đoàn, vì vậy, họ cũng đóng góp vào việc đảm bảo an toàn cho cả chuyến bay.
Bà Lê Kim Thu là một trong những tiếp viên hàng không đầu tiên và nổi tiếng của Việt Nam. Trong quá trình làm việc, bà nhiều lần được gặp Bác Hồ và các lãnh đạo cấp cao thời bấy giờ.
Sau khi trở về từ Đại hội lần thứ 22 của Đảng Cộng sản Liên Xô họp tại Điện Kremlin, bà Lê Kim Thu cùng đồng nghiệp trên chuyến bay còn vinh dự được Bác Hồ tặng huy hiệu và chụp ảnh lưu niệm.
3. Sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam được xây dựng vào năm nào?
1935
1945
1955
1965
Chính xác
Để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám, vào tháng 7/1945, Bác Hồ đã giao nhiệm vụ cho đồng chí Đàm Quang Trung và Lê Giản xây dựng sân bay dã chiến Lũng Cò (thuộc địa phận xóm Cò, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).
Thời điểm này, mặt trận Việt Minh và quân đội Mỹ vẫn giữ quan hệ tốt đẹp để cùng chống lại kẻ thù chung là phát-xít Nhật. Vì vậy, những khách hàng đầu tiên của sân bay Lũng Cò là sỹ quan Mỹ trên các máy bay quân sự L5.
Sau Cách mạng Tháng Tám, sân bay Lũng Cò không còn được sử dụng nữa. Tuy thời gian hoạt động ngắn ngủi, nhưng nó vẫn được xem là sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam.
4. Hiện tại Việt Nam đang có bao nhiêu hãng hàng không nội địa?
4
5
6
7
Chính xác
Hiện tại, Việt Nam có 6 hãng hàng không nội địa bao gồm: Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco, Bamboo Airways, VietJetAir, Vietravel Airlines
Các hãng bay đang khai thác 49 đường bay nội địa tới các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, TP.HCM, Đà Lạt… Ngoài ra, Việt Nam cũng có nhiều đường bay quốc tế đến các nước ở châu Âu, châu Á, châu Úc, châu Mỹ và châu Phi.
5. Đâu là sân bay dân dụng chính của thủ đô Hà Nội trước khi thống nhất đất nước?
Sân bay Nội Bài
Sân bay Gia Lâm
Sân bay Hòa Lạc
Sân bay Bạch Mai
Chính xác
Sân bay Gia Lâm tại phường Phúc Đồng (Long Biên, Hà Nội) từng là sân bay chính của thủ đô giai đoạn trước năm 1975. Đến khi sân bay Nội Bài được thành lập vào năm 1977, sân bay Gia Lâm chỉ còn phục vụ quân sự và các chuyến bay dịch vụ bằng trực thăng.