Ngành Ngân hàng chung tay tháo gỡ khó khăn cho khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID–19

Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, ngành Ngân hàng Ninh Bình đã vào cuộc quyết liệt, chủ động hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Hoạt động giao dịch của ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Hồng Giang

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Ninh Bình, thựchiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của tỉnh, của NHNN ViệtNam về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinhdoanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch bệnh, NHNN chi nhánh tỉnh NinhBình đã có nhiều văn bản chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnhtriển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã tích cực vào cuộc, chủ động cơ cấu lạithời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, nhằm hỗ trợ khách hàng chịuảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tổ chức rà soát, phân tích, đánh giá, thống kê dưnợ bị ảnh hưởng, đặc biệt là các khách hàng có hoạt động sản xuất, kinh doanhtrong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận tải, nông nghiệp, xuấtkhẩu...để có những giải pháp hỗ trợ cụthể, phù hợp và hiệu quả.

Ông Nguyễn Minh Khôi, Giám đốc NHNN tỉnh đánh giá: Chỉ mới triển khaitrong thời gian gần đây nhưng qua báo cáo của các tổ chức tín dụng và các ngânhàng trên địa bàn tỉnh, kết quả đạt được là rất tích cực.

Tính đến ngày 28/4/2020, trên địa bàn tỉnh đã có 90 khách hàng bị ảnhhưởng, đủ điều kiện được các ngân hàng áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn vơísố dư nợ 600 tỷ đồng. Trong đó: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợcho 70 khách hàng với số dư nợ 560 tỷ đồng; miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợhiện hữu là 40 tỷ đồng, với số lãi được miễn giảm là 50 triệu đồng cho 20 kháchhàng.

Những con số sinh động trên đã thể hiện quyết tâm, nỗ lực, cũng nhưtinh thần trách nhiệm rất cao của NHNN cũng như của các ngân hàng, tổ chức tíndụng trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh.

Cùng với việc cơ cấu lại nợ, hỗ trợ miễn giảm lãi suất, các ngân hàng,tổ chức tín dụng đã giảm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên(nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ,doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) từ mức 6,0%/năm xuống mức 5,5%/năm.

Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá và phát triển các sản phẩm, dịch vụngân hàng trực tuyến để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ thanh toán khôngdùng tiền mặt, giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt, góp phần hạn chế nguy cơ dịchbệnh lây lan. Đến nay, các ngân hàng đã 3 lần liên tiếp giảm phí dịch vụ thanhtoán không dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, các ngân hàng, tổ chức tín dụng tăng cường các hoạt độngonline trong thực hiện các thủ tục tiền tệ, tín dụng, cắt giảm các thủ tụckhông cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi, tiết giảm chi phí và thời gian chokhách hàng. Ngoài ra, xây dựng phương án phòng chống dịch cụ thể trong toàn hệthống từ trụ sở chính đến chi nhánh, phòng giao dịch....

Thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống dịch không để cán bộ,công chức và người lao động phải cách ly, bị lây nhiễm bệnh làm ảnh hưởng hoạtđộng. Đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng thiết yếu củangười dân, đặc biệt là sự hoạt động liên tục của các dịch vụ ngân hàng trực tuyến,ATM,...

Thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủlà vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, ngành Ngân hàng Ninh Bình xác địnhviệc chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân là nhiệm vụ hàng đầu,trọng tâm, xuyên suốt trong năm 2020. Do vậy, trong thời gian tới, NHNN tỉnh tiếptục triển khai cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh liên quan công táctiền tệ, tín dụng, ngân hàng đến các chi nhánh ngân hàng thương mại, Ngân hànghợp tác xã, Ngân hàng Chính sách Xã hội và các Quỹ tín dụng nhân dân trên địabàn, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởngbởi dịch bệnh.

Thường xuyênnghiên cứu, dự báo, đánh giá tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế, đểtham mưu với tỉnh và Trung ương trong chỉ đạo, điều hành chính sách. Đơn vịcũng cung ứng đầy đủ, kịp thời dịch vụ thanh toán, ngân quỹ cho các Tổ chức tíndụn; tăng cường công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong quátrình thực thi nhiệm vụ cung ứng tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho nền kinhtế.

Song song với đó, ngành Ngân hàng tăng cường công tác thông tin, tuyêntruyền để các doanh nghiệp và người dân nắm bắt các chính sách, gói hỗ trợkhách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai có hiệu quảcác giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch như: cơ câúlại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi các khoản vay cũ, giữ nguyên nhóm nợ theoThông tư số 01/2000/TT-NHNN và cân đối nguồn vốn để cho vay mới với lãi suất ưuđãi, đa dạng hóa các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp để hỗ trợ nhiêùhơn với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Riêng chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình sẽ tập trungcao cho công tác giải ngân nguồn vốn cho vay người sử dụng lao động với lãi suất0% để trả lương ngừng việc cho người lao động bị ảnh hưởng đại dịch COVID-19theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, các ngân hàng và tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai các giảipháp về thanh toán không dùng tiền mặt, cải cách thủ tục hành chính để hạn chếgiao dịch trực tiếp và tạo điều kiện hơn nữa cho khách hàng tiếp cận tín dụng; tiếtgiảm chi phí hoạt động, để có điều kiện giảm tiếp lãi suất và phí dịch vụ ngânhàng; tích cực phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo hoạt động của hệ thống ngân hàngan toàn, thông suốt, không bị gián đoạn.

Hồng Giang - NguyễnSỹ Tỉnh (Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Bình)

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nganh-ngan-hang-chung-tay-thao-go-kho-khan-cho-khach-hang-chiu-anh-huong-do-dich-covid19-20200508035631862p0c2.htm