Ngành thời trang toàn cầu gặp nhiều khó khăn trong năm 2022
Theo báo cáo, ngành công nghiệp thời trang toàn cầu sẽ tìm thấy đôi chân của mình sau gần hai năm gián đoạn. Tuy nhiên, những yếu tố khách quan sẽ đe dọa triển vọng tăng trưởng.
Tác động tổng hợp của cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng tại tất cả cảng và sự chậm trễ trong vận chuyển khiến các nhà điều hành thời trang phải tăng giá hàng may mặc thêm 3% trong năm tới, theo báo cáo của The Business of Fashion và McKinsey and Company. Trong khi đó, 15% giám đốc điều hành trong cuộc khảo sát cho biết họ sẽ tăng giá hàng may mặc lên hơn 10%.
Thời trang lạm phát
Theo báo cáo, áp lực lạm phát là do sự kết hợp của tình trạng thiếu nguyên liệu, tắc nghẽn vận chuyển và chi phí vận chuyển tăng. Nghiên cứu đã khảo sát hơn 220 giám đốc điều hành và chuyên gia thời trang.
Báo cáo không đề cập đến khả năng một số mặt hàng thời trang sẽ có mặt chậm trễ để bán vào dịp lễ. Các cửa hàng có thể buộc phải giảm giá cho những sản phẩm mới, đến sau kỳ nghỉ lễ để tìm kiếm khách hàng. Điều này có thể giữ mặt hàng ở mức giá có thể quản lý được.
Nhiều nhà bán lẻ như Walmart, Best Buy, Macy’s cùng nhiều hãng khác đã dự đoán giá tăng. Họ đã đặt những đơn đặt hàng trọng yếu vào đầu năm để bán hàng trong dịp lễ.
Một yếu tố khác cần xem xét là tăng trưởng doanh số bán quần áo tái chế. Nhu cầu về quần áo cũ đang tăng lên. Trong khi thị trường dệt may toàn cầu hiện chỉ chiếm chưa đến 10%, quần áo tái chế dự kiến trở thành xu hướng phổ biến vào năm 2022. Xu hướng mới này là "thương mại xã hội", khuyến khích khách hàng sử dụng các nền tảng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm trực tiếp.
Các vấn đề khác
Dịch bệnh đã khiến không ít ngành bị gián đoạn trong 2 năm qua. Khoảng 7% tổng số công ty rời bỏ thị trường hoàn toàn, do khó khăn tài chính hoặc do bị đối thủ mua lại.
Theo The Busness of Fashion, có 10 chủ đề quan trọng trong năm 2022 đối với ngành kinh doanh thời trang. Điều đầu tiên cần nói đến là sự phục hồi không đều. Cú sốc liên quan đến Covid-19 sẽ không đồng đều trên các thị trường tiêu dùng.
Thứ hai, tình trạng vận chuyển đơn hàng bị chậm trễ. Sự gián đoạn về vận chuyển trong năm nay được dự doán tiếp diễn trong năm 2022.
Cơ hội cho mặt hàng sang trọng là trong nước. Trong khi du lịch sẽ ổn định trở lại, có thể đến năm 2023-2024 các khách du lịch quốc tế mới có thể xuất hiện trở lại.
Tủ quần áo thay đổi. Sau khi tập trung vào thời trang đồ ngủ và thể thao trong hai năm, nhu cầu về quần áo mới ngày càng tăng cao.
Tư duy về thế giới ảo. Khi người tiêu dùng dành nhiều thời gian trên mạng hơn, thời trang ảo sẽ tạo ra cộng đồng mới ảnh hưởng đến sự lựa chọn thương hiệu.
Vấn đề tiếp theo được đề cập là làn sóng mua sắm trên mạng xã hội tiếp tục diễn ra.
Sự xoay vòng của đồ dệt may. Ngành công nghiệp thời trang đang chuyển sang tái chế quần áo. Chúng sẽ được triển khai trên quy mô lớn.
Hộ chiếu sản phẩm. Các thương hiệu đang sử dụng "hộ chiếu" để chia sẻ thông tin sản phẩm với cả người tiêu dùng và đối tác. Việc làm này nhằm xác thực thương hiệu của họ và bảo vệ doanh số bán hàng.
Khả năng phục hồi không gian mạng. Khi số hóa thời trang lên một tầm cao mới, nó phải đối mặt với nhiều cuộc tấn công mạng hơn. Do đó, các thương hiệu cần tăng cường phòng thủ.
Vấn đề cuối cùng ngành thời trang cần lưu ý là các công ty phải dựa vào sự hấp dẫn của thương hiệu hoặc sự phù hợp của thời trang để thu hút, giữ chân nhân tài trong một thị trường việc làm chật hẹp.
Các nhà lãnh đạo ngành bán lẻ phải hành động nhanh chóng để bảo vệ vai trò lãnh đạo của họ. Thời trang mới luôn là nguồn hứng thú của khách hàng và được nhiều người quan tâm trong thời gian qua. Để thành công, thương hiệu phải luôn tiến về phía trước.
Tình hình dịch bệnh thay đổi phức tạp khiến nhiều khách hàng trì hoãn việc mua sắm. Nó có thể làm cho mùa mua sắm Giáng sinh càng thêm bấp bênh.