Ngành Thủy lợi cắt giảm Quỹ Phúc lợi do không có nguồn kinh phí
Hiện nay, tình hình tài chính của các đơn vị khai thác thủy lợi đang gặp nhiều khó khăn do nguồn thu chủ yếu từ ngân sách Trung ương cấp hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, với mức hỗ trợ được quy định từ năm 2012 đến nay không thay đổi. Chính vì vậy, nguồn kinh phí của các đơn vị vận hành, khai thác các công trình thủy lợi phải cắt giảm tối đa đối với các Quỹ Phúc lợi, khen thưởng, ăn ca để chi trả lương, duy tu, sửa chữa các công trình nhiều bất cập trong hoạt động của các đơn vị khai thác.
Kênh, mương xuống cấp...Máy vận hành từ những năm 70 và đã hết hạn sử dụng...Nhưng bao nhiêu năm qua vẫn vậy, vẫn vận hành, hỏng thì sửa theo kiểu chắp vá mà không có kinh phí để thay thế.
Phần lớn những công trình này được xây dựng từ những năm 1970. Do nguồn kinh phí hạn hẹp, thậm chí không có nguồn duy tu, bảo dưỡng nên nhiều Công ty khai thác phải cắt giảm tiền phúc lợi xã hội của công nhân để có tiền duy tu, bảo dưỡng các công trình bị hư hỏng.
Năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96 quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, đánh dấu một bước ngoặt chuyển từ cơ chế phí sang giá, qua đó kì vọng tạo đột phá cho ngành Thủy lợi. Nhưng thực tế triển khai, đã nảy sinh không ít bất cập, khiến tình hình tài chính của các đơn vị khai thác thủy lợi gặp khó khăn.
Theo báo cáo của các địa phương và kiểm tra rà soát của Cục Thủy lợi hệ thống công trình thủy lợi hiện nay đang bị xuống cấp nghiêm trọng, cả nước còn 337 hồ chứa bị hư hỏng nặng chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa, nâng cấp.