Ngành thủy sản: Gia tăng đầu tư, giữ vững vị thế

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang đứng trong top 3 thế giới với nhiều lợi thế cạnh tranh. Song để có thể giữ vững vị thế dẫn đầu, toàn ngành cần gia tăng đầu tư để củng cố sức mạnh chuỗi liên kết, trong đó tăng đầu tư những vùng nguyên liệu ứng dụng công nghệ cao cũng như hệ thống kho lạnh là những yếu tố then chốt.

GIẢI BÀI TOÁN NGUYÊN LIỆU

Ngành thủy sản Việt Nam có khả năng bắt kịp với thế giới về công nghệ chế biến. Tuy nhiên có một hạn chế được nhắc đến lâu nay đó là vấn đề của nguồn cung ứng nguyên liệu cho chế biến.

Đơn cử như với ngành tôm, hàng năm đóng góp khoảng 40-45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, nhưng câu chuyện nguyên liệu vẫn khiến không ít doanh nghiệp đau đầu nhất là khi đặt lên bàn cân với các đối thủ cạnh tranh như Ecuador. Hiện giá tôm nguyên liệu của Ecuador không chỉ rẻ hơn Việt Nam mà nước này còn có tới 20% diện tích nuôi tôm đạt chuẩn ASC (xác nhận cấp quốc tế với thủy sản được nuôi có trách nhiệm và thị trường EU đang yêu cầu chuẩn này rất phổ biến). Trong khi Việt Nam mới chỉ có khoảng 1% diện tích nuôi tôm đạt chuẩn ASC.

Nhà màng nuôi tôm Việt – Úc đã lựa chọn giải pháp chuồng trại LYSAGHT AGRISHED với vật liêụcao cấp tích hợp công nghệ ACTIVATE cho khả năng chống ăn mòn từ môi trường nước mặn vàthách thức từ môi trường tự nhiên, đem lại độ bền vượt trội cho nhà màng

Nhà màng nuôi tôm Việt – Úc đã lựa chọn giải pháp chuồng trại LYSAGHT AGRISHED với vật liêụcao cấp tích hợp công nghệ ACTIVATE cho khả năng chống ăn mòn từ môi trường nước mặn vàthách thức từ môi trường tự nhiên, đem lại độ bền vượt trội cho nhà màng

Trước thực tế này nhiều doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu lớn đã phát triển vùng nuôi. Điển hình như mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội với tỷ lệ thành công lên đến khoảng 75-80%, năng suất bình quân đạt hơn 22 tấn/ha/năm, thời gian nuôi ngắn, kích cỡ lớn, chất lượng tôm bảo đảm... Hiện một số doanh nghiệp như Tập đoàn Việt - Úc đang triển khai rất thành công mô hình này.

Tuy nhiên, yêu cầu lớn nhất của mô hình này là phải có vật liệu khắc phục được những nhược điểm như dễ bị ăn mòn, dễ xuống cấp, thiếu bền vững, gây tốn chi phí và công sức sửa chữa, bảo trì... Chỉ tính riêng việc đầu tư khung nhà kính, nếu không để ý, dàn khung dễ bị ăn mòn và sinh ra hóa chất có hại cho tôm.

Trang trại Thái Dương ứng dụng LYSAGHT AGRISHED, giải pháp xây dựng chuyên biệt được thiết kế cho nông nghiệp hiện đại, có những giải pháp riêng phù hợp với từng điều kiện thực tế và nhu cầu cụ thể

Trang trại Thái Dương ứng dụng LYSAGHT AGRISHED, giải pháp xây dựng chuyên biệt được thiết kế cho nông nghiệp hiện đại, có những giải pháp riêng phù hợp với từng điều kiện thực tế và nhu cầu cụ thể

Vậy đâu là giải pháp khi đầu tư. Trở lại với câu chuyện của Việt -Úc, giải pháp được tập đoàn này lựa chọn là LYSAGHT AGRISHED.

Được biết, LYSAGHT AGRISHED là giải pháp xây dựng chuyên biệt được thiết kế cho nông nghiệp hiện đại, có khả năng kiểm soát môi trường, từ nhà kính trồng rau đến chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi tôm... Các giá trị tối ưu của LYSAGHT AGRISHED bao gồm: Đầu tư hiệu quả, hạn chế tái đầu tư tối thiểu 20 năm, giải pháp giảm nhiệt lên đến 8ºC, giảm thiểu chi phí vận hành và bảo trì, hạn chế và kiểm soát nguy cơ dịch bệnh ở mức tối thiểu.

Đến nay, LYSAGHT AGRISHED đã thực hiện được hơn 20 trang trại lớn tại Việt Nam cho những doanh nghiệp dẫn đầu về đầu tư - sản xuất nông nghiệp hiện đại, tiêu biểu như Việt-Úc, Thái Dương, CP, Phú Gia, CJ, Red Star, Tượng Sơn…

NÓNG CHUYỆN KHO LẠNH

Nhớ lại thời điểm dịch Covid-19 nhiều nhóm ngành như nông sản, thủy sản xuất khẩu rơi vào cuộc khủng hoảng kho lạnh trầm trọng. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là có phải kho lạnh chỉ quan trọng trong những lúc có khủng hoảng như dịch Covid-19 hay không.

Trả lời câu hỏi này, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) khẳng định hệ thống kho lạnh là một mắt xích cốt lõi với cả chuỗi sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Kho lạnh đóng vai trò không thể thiếu trong quy trình sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này. Nó không chỉ bảo quản sản phẩm sau chế biến mà còn giúp doanh nghiệp dự trữ nguồn nguyên liệu lớn, kịp thời đáp ứng các hợp đồng xuất khẩu khi nhu cầu thị trường tăng cao.

Nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng kho lạnh sử dụng vật liệu bền, chắc và thân thiện môi trường

Nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng kho lạnh sử dụng vật liệu bền, chắc và thân thiện môi trường

Giải quyết bài toán kho lạnh, các doanh nghiệp thường có hai lựa chọn, một là sử dụng chuỗi cung ứng lạnh dịch vụ, hai là tự đầu tư kho lạnh cho mình. Để chủ động không ít doanh nghiệp thủy sản lựa chọn đầu tư kho lạnh riêng. Việc này giúp doanh nghiệp chủ động trong nhiều tình huống nhất là khi có khủng hoảng thị trường.

Song tự đầu tư kho lạnh cũng vướng phải hai thách thức. Một là chi phí đầu tư không hề nhỏ, hai là làm thế nào lựa chọn giải pháp vật liệu an toàn, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho kho lạnh. Bởi điều kiện bảo quản của kho lạnh có quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm, nhất là với những sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn hết sức khắt khe.

Thực tế cho thấy không phải kho lạnh nào cũng đảm bảo yêu cầu, có những kho lạnh sau một thời gian đã bị gỉ sét, bị đọng nước, ăn mòn… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mĩ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng bảo quản sản phẩm nói chung.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, NS BlueScope Việt Nam đã ra mắt dòng sản phẩm COLORBOND for PANEL khác biệt nhờ công nghệ mạ ma trận 4 lớp ActivateTM độc quyền tại Việt Nam. Bốn hợp chất được sắp xếp tại các vị trí chiến lược của công nghệ ActivateTM giúp tăng cường khả năng chống ăn mòn bề mặt cho tôn tại mép cắt trong khu vực được rửa trôi hoặc không rửa trôi, bảo vệ thép nền trong những môi trường khắc nghiệt nhất như phòng lạnh. Bên cạnh đó công nghệ ActivateTM đã vượt qua các thử nghiệm quốc tế khắt khe cho kết quả chất lượng vượt trội như thử nghiệm phơi mẫu thực tế hơn 22 năm, thử nghiệm Q-Fog phun sương muối liên tục trong 2.000 giờ.

Mô hình trang trại ứng dụng công nghệ cao tại trại cá tra Việt - Úc

Mô hình trang trại ứng dụng công nghệ cao tại trại cá tra Việt - Úc

Có thể thấy việc tăng cường đầu tư từ vùng nguyên liệu đến quá trình sản xuất, bảo quản hàng hóa trong ngành thủy sản là hết sức quan trọng và cấp bách với các doanh nghiệp. Bởi nỗ lực của mỗi doanh nghiệp sẽ là đóng góp quan trọng để toàn ngành giữ vững vị thế của mình. Năm 2023 xuất khẩu tuy có chậm lại vì những biến động kinh tế, chính trị toàn cầu nhưng tiềm năng của thủy sản Việt Nam vẫn còn rất lớn. Đầu tư để đón đầu những vận hội mới sẽ là lựa chọn không thể bỏ qua.

Thanh Dung

Nguồn SGĐT: https://dttc.sggp.org.vn/nganh-thuy-san-gia-tang-dau-tu-giu-vung-vi-the-post108761.html