Ngát xanh khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú - 'Địa chỉ đỏ' bên dòng sông La

Khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú nằm bên dòng sông La thuộc thôn Châu Tùng, xã Tùng Ảnh huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh có nhà thờ nằm yên bình giữa những hàng thông xanh ngát.

Quần thể Khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú được chia làm 2 phần gồm khu mộ và khu lưu niệm. Khu mộ đồng chí Trần Phú nằm trên núi Quần Hội, hướng nhìn ra bến Tam Soa - ngã ba sông, hợp lưu của ba con sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, sông La. Nơi đồng chí Trần Phú yên nghỉ thoáng đãng, yên tĩnh, được quy hoạch trong khu vực rộng hơn 4ha.

Quần thể Khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú được chia làm 2 phần gồm khu mộ và khu lưu niệm. Khu mộ đồng chí Trần Phú nằm trên núi Quần Hội, hướng nhìn ra bến Tam Soa - ngã ba sông, hợp lưu của ba con sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, sông La. Nơi đồng chí Trần Phú yên nghỉ thoáng đãng, yên tĩnh, được quy hoạch trong khu vực rộng hơn 4ha.

Khu mộ được khởi công xây dựng vào tháng 1/2000 và hoàn thành vào tháng 4/2004 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Trần Phú.

Khu mộ được khởi công xây dựng vào tháng 1/2000 và hoàn thành vào tháng 4/2004 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Trần Phú.

Đường lên phần mộ của đồng chí Trần Phú được làm bằng những bậc đá xanh, phần mộ của cố Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng nằm yên bình giữa những hàng thông xanh ngát.

Đường lên phần mộ của đồng chí Trần Phú được làm bằng những bậc đá xanh, phần mộ của cố Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng nằm yên bình giữa những hàng thông xanh ngát.

Một phần khu di tích

Một phần khu di tích

Khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú trở thành điểm đến cho thế hệ trẻ để học tập và noi theo tấm gương sáng về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm và ý chí kiên cường.

Khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú trở thành điểm đến cho thế hệ trẻ để học tập và noi theo tấm gương sáng về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm và ý chí kiên cường.

Trước đó, mộ của đồng chí Trần Phú đã được tìm thấy tại khu nghĩa trang của Nhà thương Chợ Quán cũ, nay là Khu công viên Lê Thị Riêng, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1999, tại Dinh Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Đảng và Nhà nước đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và di dời hài cốt đồng chí Trần Phú về an táng tại quê hương Tùng Ảnh.

Trước đó, mộ của đồng chí Trần Phú đã được tìm thấy tại khu nghĩa trang của Nhà thương Chợ Quán cũ, nay là Khu công viên Lê Thị Riêng, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1999, tại Dinh Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Đảng và Nhà nước đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và di dời hài cốt đồng chí Trần Phú về an táng tại quê hương Tùng Ảnh.

Lời căn dặn cuối cùng của đồng chí Trần Phú trước khi mất: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” trở thành “kim chỉ nam” cho mỗi đảng viên, cán bộ trong mọi hoàn cảnh, phải cống hiến thật nhiều cho Đảng, cho nhân dân, đất nước.

Lời căn dặn cuối cùng của đồng chí Trần Phú trước khi mất: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” trở thành “kim chỉ nam” cho mỗi đảng viên, cán bộ trong mọi hoàn cảnh, phải cống hiến thật nhiều cho Đảng, cho nhân dân, đất nước.

Quần thể khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú nhìn từ trên cao.

Quần thể khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú nhìn từ trên cao.

Cách khu lăng mộ hơn 1km là khu nhà thờ và nhà trưng bày lưu niệm cố Tổng Bí thư Trần Phú với tổng diện tích trên 4,6ha.

Cách khu lăng mộ hơn 1km là khu nhà thờ và nhà trưng bày lưu niệm cố Tổng Bí thư Trần Phú với tổng diện tích trên 4,6ha.

Nhà trưng bày lưu niệm được xây dựng vào năm 1998, là nơi lưu giữ, giới thiệu hàng trăm hiện vật, kỷ vật, tài liệu, hình ảnh gắn liền với thân thế, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Trần Phú và gia phả họ Trần.

Nhà trưng bày lưu niệm được xây dựng vào năm 1998, là nơi lưu giữ, giới thiệu hàng trăm hiện vật, kỷ vật, tài liệu, hình ảnh gắn liền với thân thế, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Trần Phú và gia phả họ Trần.

Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1/5/1904, trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Quê hương của đồng chí là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng.

Sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng, là người tham gia sáng lập và hoạt động tích cực trong tổ chức yêu nước nổi tiếng và trở thành một chiến sỹ cộng sản chân chính, tháng 7/1930, đồng chí Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời và được phân công trực tiếp khởi thảo Luận cương Chính trị của Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10 năm 1930, Luận cương Chính trị được thông qua, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

Giữa lúc phong trào cách mạng Việt Nam đang đòi hỏi sự lãnh đạo tập trung của Đảng và vai trò của đồng chí Tổng Bí thư, ngày 19/4/1931, đồng chí Trần Phú bị thực dân Pháp bắt và bị tra tấn dã man. Ngày 6/9/1931, đồng chí Trần Phú đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 27 tại Phòng biệt giam A3 của Nhà thương Chợ Quán (Sài Gòn) để lại niềm cảm phục, tiếc thương vô hạn của đồng chí, đồng bào.

Hà Diệp Anh

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/khu-di-tich-co-tong-bi-thu-tran-phu-dia-chi-do-ben-dong-song-la-192240421093530663.htm