Ngày 30/5: Ghi nhận thêm 1.118 ca nhiễm COVID-19 mới

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 29/5 đến 16h ngày 30/5, hệ thống y tế cả nước ghi nhận 1.118 ca nhiễm COVID-19 tăng 228 ca so với ngày hôm qua.

Số ca mắc COVID-19 tăng mạnh

Các tỉnh có số mắc nhiều có Bắc Ninh (265), Hà Nội (261), Yên Bái (62), Hải Dương (52), Quảng Ninh (42), Hải Phòng (36), Đà Nẵng (35), Tuyên Quang (31), Vĩnh Phúc (28), Thái Nguyên (25);

Hà Giang (24), Thái Bình (23), Phú Thọ (22), Nghệ An (21), Quảng Bình (19), Lào Cai (17), Bắc Kạn (15), Hưng Yên (14), TP. Hồ Chí Minh (11), Hà Tĩnh (11), Hòa Bình (8 ), Điện Biên (7).

Dịch COVID-19 hiện đang được kiểm soát tốt.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua 1.186 ca/ngày. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.718.369 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.260 ca nhiễm).

Cũng theo Bộ Y tế, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 8.189 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi 9.456.541 ca.

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 144 ca. Từ 17h30 ngày 29/5 đến 17h30 ngày 30/5 ghi nhận 0 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua 0 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.078 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Nhiều virus quay lại hoạt động sau COVID-19

Khi COVID-19 chậm lây lan thì thế giới lại đối phó thì những phiền toái do virus và vi khuẩn vốn đang gián đoạn đã quay trở lại và hoạt động theo những cách không mong đợi.

Hai mùa đông vừa qua là một số trong những mùa cúm nhẹ nhất được ghi nhận, nhưng số ca nhập viện vì cúm đã tăng lên trong vài tuần qua của tháng 5. Virus Adenovirus loại 41, trước đây được cho là gây ra những cơn bệnh đường tiêu hóa khá vô hại, giờ đây có thể gây ra bệnh viêm gan nặng ở trẻ nhỏ khỏe mạnh.

Virus hợp bào hô hấp, hoặc RSV, một loại thường gây bệnh vào mùa đông, đã gây ra các đợt bùng phát bệnh lớn ở trẻ em vào mùa hè năm ngoái và vào đầu mùa thu ở Mỹ và Châu Âu.

Và hiện nay bệnh đậu mùa khỉ, một loại virus thường chỉ được tìm thấy ở Tây và Trung Phi, đang gây ra đợt bùng phát chưa từng có ở hơn một chục quốc gia ở châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông và Australia…

Những loại virus này không khác so với trước đây, nhưng hiện tại cơ thể người lại phản ứng khác . Do các hạn chế của COVID-19, con người khả năng miễn dịch suy giảm, dễ bị tổn thương hơn.

Cùng với sự gia tăng tính nhạy cảm, theo các chuyên gia y tế, cơ thể con người đang có xu hướng hướng tới một trạng thái cân bằng mới sau đại dịch với tình trạng nhiễm các virus gây bệnh truyền nhiễm.

Theo đó, các đợt dịch lớn hơn có thể ập đến. Bệnh tật có thể lưu hành vào những thời điểm hoặc ở những địa điểm mà bình thường không có.

Petter Brodin, GS miễn dịch học nhi khoa tại ĐH Imperial College London, cho biết: "Đó không phải là dự báo về ngày tận thế. Nhưng tôi nghĩ hơi khác thường".

Marion Koopmans, trưởng khoa viroscience tại Trung tâm Y tế Erasmus ở Rotterdam, Hà Lan, tin rằng con người có thể đang phải đối mặt với một thời kỳ khó biết điều gì sẽ xảy ra với những căn bệnh tưởng như đã hiểu.

"Tôi nghĩ điều đó là có thể" - bà Koopmans nói. Hiện tượng này - sự phá vỡ các mô hình nhiễm trùng bình thường - rõ ràng đối với các bệnh mà trẻ em dễ bị lây và làm lan truyền virus.

Trinh Phúc

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/ngay-30-5-ghi-nhan-them-1118-ca-nhiem-covid-19-moi-post197109.html