Ngày 6/3: Giá lúa gạo biến động trái chiều, heo hơi tiếp tục giảm trên diện rộng

Phiên giao dịch ngày 6/3, ghi nhận giá heo hơi trên cả nước vẫn nằm trong xu hướng giảm; giá lúa gạo biến động trái chiều với mức tăng trong nước và giảm trên thế giới. Dự báo, năm 2023 chăn nuôi heo sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giá heo hơi tại miền Bắc

Trên thị trường đồng loạt đi ngang trên diện rộng. Giao động trong khoảng 48.000 – 49.000 đ/kg. Mức giá thấp nhất khu vực là 48.000 đ/kg, tiếp tục được ghi nhận tại các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang.

Heo hơi tại các tỉnh, thành còn lại vẫn được giao dịch với giá 49.000 đ/kg.

Tại miền Trung

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên đồng loạt lặng sóng. Hiện tại giá được neo trong khoảng 47.000 - 52.000 đồng/kg.

Trong đó, 47.000 đ/kg là mức giao dịch heo hơi thấp nhất khu vực được ghi nhận tại tỉnh Nghệ An. Ngưỡng cao nhất được ghi nhận tại Bình Thuận, hiện thương lái đang thu mua 52.000 đ/kg.

Ngoại trừ Hà Tĩnh đang giao dịch ở mức 48.000 đồng/kg, các tỉnh còn lại duy trì ổn định từ 49.000 đồng/kg đến 51.000 đồng/kg.

Tại miền Nam

Giá heo hơi không ghi nhận biến động mới so với cuối tuần trước. Hiện dao động trong khoảng 50.000 - 52.000 đ/kg.

Cụ thể, tại hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau vẫn đang được thương lái thu mua với giá cao nhất khu vực là 52.000 đ/kg; các tỉnh thành còn lại duy trì giao dịch ổn định từ 50.000 đồng/kg đến 51.000 đ/kg.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo chăn nuôi heo trong năm 2023 sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn cho rằng phải đến đầu quý II/2023, nền kinh tế mới phục hồi dần, hoạt động của các doanh nghiệp đi vào ổn định, việc làm và thu nhập của người lao động mới được cải thiện trở lại, giúp sức tiêu thụ thịt tăng lên.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã có vắc-xin dịch tả heo châu Phi nên rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi cũng giảm đi. Ngoài ra, giá nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi thế giới đang có xu hướng giảm, nhưng giá thức ăn trong nước có độ trễ hơn giá nguyên liệu nên phải đến đầu quý II/2023, giá thức ăn chăn nuôi trong nước mới có khả năng giảm dần so với hiện tại.

Nhu cầu tiêu thụ yếu không chỉ ảnh hưởng đến thị trường thịt trong nước, mà còn khiến nhập khẩu mặt hàng này cũng giảm mạnh.

Cập nhật giá gạo

Giá lúa gạo trong nước diễn biến theo chiều hướng ổn định, riêng lúa tươi OM 6976 được thương lái thu mua tăng 100 đ/kg, dao động từ 7.000-7.200 đồng/kg còn nếp tươi Long An giảm 100 đồng/kg, dao động từ 5.700-5.800 đồng/kg.

Cụ thể tại An Giang, giá lúa tươi IR 50404 dao động từ 7.000-7.200 đ/kg; OM 5451 có giá 7.200 - 7.400 đ/kg; OM 9577, OM 9582 có giá 7.000 đ/kg; Đài thơm 8 dao động từ 7.200 - 7.500 đ/kg; nàng Hoa 9 7.500 - 7.600 đ/kg; giá nếp vỏ khô 7.600 - 7.900 đ/kg…

Với mặt hàng gạo, sau phiên điều chỉnh giảm phiên 5/3, phiên này có xu hướng đi ngang. Cụ thể giá gạo NL IR 504 sụt giảm 10.050 đ/kg; giá gạo TP IR 504 11.200 đ/kg; giá gạo tấm 1 IR 504 ở mức 9.400-9.500 đ/kg; giá cám vàng 7.150 đồng/kg. Các loại gạo thường khác tiếp tục giữ ổn định.

Trên thị trường thế giới. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, phiên giao dịch 6/3 giá gạo 5% tấm và 25% tấm của Việt Nam bất ngờ giảm 5 USD/tấn, lần lượt có giá là 513-517 USD/tấn đối với loại 5% tấm và 488-492 USD/tấn với gạo 25% tấm. Riêng các loại gạo khác giữ giá ổn định. Cụ thể gạo Jasmine dao động từ 563-567 USD/tấn, gạo 100% tấm có giá 438 USD-442 USD/tấn.

Thu Dung (t/h)

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/ngay-63-gia-lua-gao-bien-dong-trai-chieu-heo-hoi-tiep-tuc-giam-tren-dien-rong-122900.html