Ngày càng nhiều người mắc bệnh suy thận mạn

Năm năm trở lại đây, tỷ lệ bệnh nhân trẻ mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ đang tăng lên khoảng 5-10%, nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến cơ hội sống của người bệnh không cao.

Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận, tiết niệu mạn tính, làm chức năng thận suy giảm dần dần, tương ứng với số lượng nephron của thận bị tổn thương và mất chức năng hồi phục. Suy thận mạn gây ra mức lọc cầu thận giảm, rối loạn điện giải, tăng huyết áp, thiếu máu mạn tính.

Theo một số nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính ngày càng cao, đặc biệt, lượng ca bệnh ở châu Á được ghi nhận cao hơn châu Âu. Người có độ tuổi càng cao thì mắc bệnh thận mạn càng nhiều.

Tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính ngày càng cao.

Tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính ngày càng cao.

Nguyên nhân của bệnh thận mạn tính có thể chia theo cấu trúc của hệ tiết niệu như: bệnh đường cầu thận, bệnh mạch máu thận, hoặc ống thận. Các nguyên nhân ở bệnh cầu thận như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, gout, … là những bệnh nền gây ra bệnh thận mạn nhiều nhất.

Tại Bệnh viện Quân y 105, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do bệnh thận tăng qua các năm. Năm năm trở lại đây, tỷ lệ bệnh nhân trẻ mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ đang tăng lên khoảng 5-10%.

Những người trẻ có tâm lý chủ quan, lơ là, bỏ qua các biểu hiện bất thường của cơ thể. Khi bệnh xuất hiện những biểu hiện lâm sàng rõ rệt thì bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối của suy thận. phải chỉ định lọc máu cấp cứu và chu kỳ.

Nhiều bệnh nhân có tâm lý chủ quan, bỏ qua các biểu hiện bất thường của cơ thể.

Nhiều bệnh nhân có tâm lý chủ quan, bỏ qua các biểu hiện bất thường của cơ thể.

Có nhiều nguyên nhân khiến số lượng người trẻ mắc bệnh suy thận mạn gia tăng, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, lối sống thiếu khoa học, ít vận động thể lực.

Bên cạnh đó, nhiều người trẻ có thói quen tự dùng các loại thuốc, chế phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, trong đó có thể chứa kim loại nặng gây độc cho thận.

Hầu hết những bệnh nhân bị thận mạn tính không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, người bệnh không phát hiện ra mình mắc bệnh từ khi nào. Chủ yếu là triệu chứng của bệnh nền căn nguyên như đau căn nguyên và có biểu hiện sốt. Thậm chí, một số triệu chứng sẽ không biểu hiện cho tới khi xuất hiện tổn thương thận nặng, điều này gây hạn chế trong quá trình phát hiện bệnh làm việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Một số triệu chứng có thể nhận thấy ở người bệnh thận mạn tính như: mệt mỏi, buồn nôn; tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường; nặng mi mắt hoặc sưng nề hai chi dưới... Hiện nay, bệnh thận mạn tính đã có những phương pháp điều trị như ghép thận nếu tìm được thận thay thế hoặc chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng.

Hiện nay, bệnh thận mạn tính đã có phương pháp điều trị.

Hiện nay, bệnh thận mạn tính đã có phương pháp điều trị.

Để hạn chế bệnh thận mạn tính, người bệnh cần kiểm soát tốt những bệnh nền đang mắc phải như: cao huyết áp, tiểu đường, tắc nghẽn về đường tiết niệu. Cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh bằng cách hạn chế các loại thực phẩm giàu muối, đường, dầu mỡ; tăng ăn rau quả, uống đủ 2 lít nước/1 ngày và duy trì cân nặng hợp lý bằng hoạt động thể chất phù hợp.

Người bệnh không nên hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và cần có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ hàng năm để chẩn đoán sớm, điều trị sớm giúp ngăn chặn sớm những tổn thương thận.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/ngay-cang-nhieu-nguoi-mac-benh-suy-than-man-243259.htm