Ngày đẹp bao sái bàn thờ, tỉa chân hương tiễn ông Công ông Táo năm 2022

Vào ngày ông Công ông Táo, việc dọn dẹp bàn thờ thường sẽ được các gia đình hết sức lưu ý.

Theo phong tục, sau khi cúng ông Công ông Táo, các gia đình sẽ tiến hành rút chân hương, bao sái bàn thờ, tổng vệ sinh khu vực thờ cúng, nhà cửa để dọn mâm cỗ mới, chuẩn bị đón Tết. Vậy cần phải quan tâm điều gì khi tiến hành rút chân hương và bao sái bàn thờ?

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia phong thủy Master Phùng Phương cho biết, công việc dọn dẹp bàn thờ có 2 điều cần phải thực hiện cùng lúc đó là: Lau dọn bàn thờ (hay gọi là bao sái bàn thờ) và rút bớt chân hương (hay còn gọi là tỉa chân nhang).

Thứ tự chính xác của 2 công việc này là tỉa chân nhang trước và dọn dẹp bao sái sau.

Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện là trước rằm 15 hoặc trước ngày 23 tháng Chạp. Nếu chọn thời điểm trước rằm, nên dọn dẹp từ ngày 12 tới ngày 14 âm, còn nếu chọn dọn dẹp trước 23 chúng ta sẽ làm từ 19 tới 22.

 Chuyên gia phong thủy Master Phùng Phương cho rằng nên bao sái ban thờ trước rằm hoặc trước ngày ông Công ông Táo 23 tháng Chạp.

Chuyên gia phong thủy Master Phùng Phương cho rằng nên bao sái ban thờ trước rằm hoặc trước ngày ông Công ông Táo 23 tháng Chạp.

Khi dọn dẹp bàn thờ, chúng ta cũng cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không làm di chuyển tôn tượng thần tài thổ địa và các bát hương. Các đồ vật còn lại chúng ta có thể di chuyển tùy ý để thuận tiện dọn dẹp.

Theo chia sẻ của Chuyên gia Phong thủy Master Phùng Phương, một lưu tâm quan trọng nữa là không nên bao sái bàn thờ bằng rượu vì rượu có tính âm mạnh và cũng không phù hợp với một số gia đình có bàn thờ phật ở trên bàn gia tiên. Thay vào đó, gia chủ chỉ nên lấy nước ấm hòa với các loại gừng, hồi quế để lau dọn sạch sẽ.

Thờ cúng ông Công ông Táo là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Theo tín ngưỡng dân gian, thờ Táo Quân bắt nguồn từ ba vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc - Việt hóa từ việc thờ Thần Lửa của Lão giáo Trung Quốc. Các vị thần này có trọng trách cai quản đất đai, việc bếp núc và công việc trong gia đình. Tục thờ cúng ông Công ông Táo thể hiện mong ước gia đình thuận hòa, gặp nhiều may mắn và tốt lành trong năm mới.

Cách cúng ông Công ông Táo ngày thường đơn giản hơn nhiều so với đúng ngày 23 tháng Chạp. Dưới đây là cách cúng ông Công ông Táo đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với sinh hoạt của các gia đình mà vẫn đảm bảo đúng với tín ngưỡng truyền thống.

Thủ tục cúng mỗi ngày gia chủ chỉ cần thay nước vào 3 chén nước và 3 chén rượu đầy đủ hàng ngày. Đồng thời lau chùi dọn dẹp sạch sẽ trang nghiêm với rượu loãng hoặc nước bưởi.

Theo phong thủy, tín chủ chỉ cần chuẩn bị các lễ vật bao gồm:

Nhang hương

Hoa quả

Một vài món ăn đơn giản có thể là món chay hoặc món mặn tùy ý.

Vì ông Công ông Táo là những vị thần cai quản trong nhà, rất gần gũi với cuộc sống của mỗi gia đình nên cách cúng ông Táo ngày thường, dâng lễ thế nào cũng như việc gia chủ mời Ngài dùng bữa mỗi ngày mà thôi. Không cần quá cầu kỳ nhưng cũng nên gọn gàng, chứng tỏ thành ý.

Nguồn: Laodong.vn

Nguồn Lào Cai: http://www.baolaocai.vn/bai-viet/352181-ngay-dep-bao-sai-ban-tho-tia-chan-huong-tien-ong-cong-ong-tao-nam-2022