Ngày này năm xưa 15/7: Bộ Công Thương ban hành nhiều Chỉ thị, Quyết định quan trọng

Ngày này năm xưa 15/7, Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị về giảm thiểu chất thải nhựa; Phát triển công nghiệp hóa chất; Phát triển thương mại biên giới Việt - Lào

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, sự kiện quốc tế và các sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 15/7.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 15/7/1988, Ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TW về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh

Ngày 15/7/2019, Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT về việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Công Thương.

Để giảm thiểu chất thải nhựa, hiện nhiều cơ sở kinh doanh, phân phối bán lẻ đang từng bước chuyển sử dụng túi ni lông một lần khó phân hủy sang sử dụng bao bì thân thiện môi trường

Để giảm thiểu chất thải nhựa, hiện nhiều cơ sở kinh doanh, phân phối bán lẻ đang từng bước chuyển sử dụng túi ni lông một lần khó phân hủy sang sử dụng bao bì thân thiện môi trường

Ngày 15/7/2014, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 6299/QĐ-BCT về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam – Lào đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 6300/QĐ-BCT về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Ngày 15/7/2004, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 60/2004/QĐ-BCN về việc phê duyệt đề án “Phát triển công nghiệp hóa chất đến năm 2010 phục công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”.

Ngày 15/7/1998, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 46/1998/QĐ-BCN về việc đổi tên Nhà máy cơ khí hóa chất Thủ Đức thành Công ty Máy và Thiết bị hóa chất.

Ngày 15/7/1910, ngày sinh của đồng chí Nguyễn Duy Trinh tên khai sinh là Nguyễn Đình Biền, đồng chí sinh tại tỉnh Nghệ An, qua đời năm 1985 tại Hà Nội. Tham gia cách mạng từ nǎm 1927 đến đầu nǎm 1932, đồng chí bị địch kết án tù khổ sai và đày đi Côn Đảo (từ 1935 đến 1945). Sau Cách mạng tháng Tám, đồng chí Nguyễn Duy Trinh lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng: Ủy viên Trung ương Đảng (nǎm 1951), Bí thư Trung ương Đảng (nǎm 1955), Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (nǎm 1956), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (từ nǎm 1965 đến 1980). Đồng chí là Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.

Ngày 15/7/1950, theo Chỉ thị của Bác Hồ, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành lập Đội Thanh niên xung phong (TNXP) công tác Trung ương đầu tiên tại núi Hồng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên với 225 đội viên để phục vụ chiến dịch Biên giới. Mục đích thành lập Đội TNXP là nhằm “Phát huy sức mạnh dời non lấp biển của tuổi trẻ, xung phong phục vụ cuộc kháng chiến cứu nước đi đến toàn thắng và làm “trường học lớn” đào tạo rèn luyện đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước phục vụ công cuộc kiến quốc, xây dựng Chủ nghĩa xã hội tương lai”.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lực lượng Thanh niên xung phong nước ta có nhiều đóng góp to lớn, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ngày 30-6-1995, thể theo nguyện vọng của đông đảo cán bộ đội viên TNXP các thế hệ, Thủ tướng Chính phủ lúc bấy giờ là đồng chí Võ Văn Kiệt đã ký Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15-7 hàng năm làm ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam.

Ngày 15/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.

Sự kiện quốc tế

Ngày 15/7/2003, America Online (AOL) Tim Warner (hãng sở hữu Netscape) giải thể Netscape, QUỹ Mozilla được thành lập và đi vào hoạt động nhằm đảm bảo Mozilla có thể tồn tại mà không cần Netscape. AOL đã hỗ trợ bước đầu thành lập nên quỹ Mozilla, chuyển giao các tài sản phần cứng và trí tuệ cho tổ chức này đồng thời giao cho một nhóm nhân viên gồm 3 người hỗ trợ tổ chức trong 3 tháng đầu quá độ.

Ngày 15/7 còn được kỷ niệm là “Ngày trẻ em quốc tế” (International Children’s Day). Ngày này nhằm tôn vinh và bảo vệ quyền lợi của trẻ em trên toàn thế giới. Các hoạt động như tổ chức lễ hội, biểu diễn văn hóa và thể thao, cùng với các hoạt động từ thiện thường được tổ chức để chúc mừng ngày này.

Ngày 15/7/1977, Liên Hiệp Quốc đã thông qua một hiệp ước quốc tế về việc bãi bỏ án tử hình. Hiệp ước đó bắt buộc tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc phải tiến hành việc bãi bỏ án tử hình hoặc thi hành án tử hình. Ngày 15 tháng 7 được chọn là ngày điều lệ để tưởng nhớ sự loại bỏ án tử hình trên toàn thế giới và khuyến khích các quốc gia tiếp tục làm như vậy.

Ngày 15/7/2011, ngày xảy ra vụ nổ bom tự sát tại quảng trường chính của thành phố Oslo và vụ tấn công bắn những học sinh trường trung học Utøya ở Na Uy. Cả hai vụ việc này đã gây chấn động cả thế giới. Ngày Thứ Sáu Đen được kỷ niệm nhằm tưởng nhớ những nạn nhân và thể hiện ý thức của cộng đồng về mối nguy hiểm từ khủng bố.

Ngày hành động vì Tự do và Thân thiện môi trường khuyến khích mọi người trên thế giới tham gia hành động bảo vệ môi trường

Ngày hành động vì Tự do và Thân thiện môi trường khuyến khích mọi người trên thế giới tham gia hành động bảo vệ môi trường

Ngày 15/7, là ngày hành động vì Tự do và Thân thiện với Môi trường, được thành lập bắt đầu từ năm 2010 bởi Liên Hiệp Quốc để tưởng nhớ sinh nhật của nhà cách mạng và nhân vật quan trọng trong cuộc Chiến dịch Độc lập Ấn Độ, Mahatma Gandhi. Ngày này khuyến khích mọi người trên thế giới tham gia vào hành động để góp phần vào việc bảo vệ môi trường và xây dựng một thế giới tự do và bình đẳng.

Ngày 15/7 hàng năm được chọn là ngày Giải điền kinh Thế giới diễn ra. Đây là một trong những sự kiện thể thao quan trọng nhất trên thế giới, thu hút sự quan tâm của hàng triệu người hâm mộ và vận động viên từ khắp nơi. Các môn thi đấu chủ yếu bao gồm chạy nước rút, nhảy cao, gậy nhảy, cự ly dài và nhiều môn khác.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 15/7/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê văn sĩ Poldes, (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ngoại ô - Faubourg, địa chỉ khi Người còn hoạt động ở Paris thường tham gia sinh hoạt và phát biểu những ý kiến về chế độ thực dân ở thuộc địa). Trên đường về, ghé qua làng quê của người phát minh ra nghề nhiếp ảnh Dagùerre, một ngôi làng có khắc tấm bia tưởng niệm “74.000 người cộng sản chết vì Tổ quốc”, Bác được dân làng mời làm hội trưởng danh dự cho dịp kỷ niệm nhà sáng chế này. Buổi trưa, Bác dự cuộc gặp mặt với 2.000 kiều bào tại trụ sở Hội Tương tế Việt Nam chào mừng Đoàn và chúc mừng những thay đổi của đất nước.

Ngày 15/7/1948, Bác gửi thư đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai họp tại Phú Thọ, nêu rõ: “Trong sự nghiệp vĩ đại kháng chiến kiến quốc của dân tộc ta, văn hóa gánh một phần rất quan trọng... Nhiệm vụ của văn hóa chẳng những để cổ động tinh thần và lực lượng kháng chiến kiến quốc của quốc dân, mà cũng phải nêu rõ những thành tích kháng chiến kiến quốc vĩ đại của ta cho thế giới. Các nhà văn hóa ta phải có những tác phẩm xứng đáng, chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến kiến quốc bây giờ, mà còn để lưu truyền cái lịch sử oanh liệt kháng chiến kiến quốc cho hậu thế”.

Ngày 15/7/1960, Bác tham dự kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa II và được toàn thể Quốc hội tín nhiệm tái giữ chức Chủ tịch nước. Trong lời phát biểu kết thúc kỳ họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Để xứng đáng với vinh dự to lớn là người đầy tớ tuyệt đối trung thành của nhân dân, các đại biểu Quốc hội và cán bộ chính quyền cần phải: Thực hành cần, kiệm, liêm, chính; chí công, vô tư.

Gương mẫu về mọi mặt: Đoàn kết, công tác, học tập, lao động. Luôn luôn giữ vững tác phong khiêm tốn, chất phác và hòa mình với quần chúng thành một khối” .

Ngày 15/7/1969, tiếp và trả lời phỏng vấn của nhà báo Charles Fourniau, đại diện thường trú của Đảng Cộng sản Pháp tại Hà Nội, Bác bày tỏ: “Lúc đầu, chính là do chủ nghĩa yêu nước mà tôi tin theo Lênin. Rồi, từng bước một, tôi đi đến kết luận là chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới... Về phần chúng tôi, chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lênin, nhưng vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam ngày nay, mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được những thắng lợi to lớn như đồng chí đã biết...”. Đây cũng là cuộc trả lời phỏng vấn trực tiếp cuối cùng của Bác.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2010)

Ngày 15/7/1950, trong bài “Phải chữa cái bệnh cấp bậc” đăng trên Báo Sự thật Bác Hồ có viết “Trong công việc cách mạng, công việc kháng chiến kiến quốc, không có việc sang, việc hèn, mọi việc đều quan trọng. Mọi người phải làm tròn nhiệm vụ của mình”. (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011)

Bài viết ra đời trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta chuẩn bị chuyển sang giai đoạn phản công và tiến công. Đây cũng là thời điểm Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch Biên giới 1950 để củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, phá hàng rào phong tỏa của thực dân Pháp nhằm nối liền nước ta với thế giới dân chủ. Do đó, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, đảng viên nói riêng, bộ máy Đảng, Nhà nước nói chung là hết sức quan trọng và cấp thiết.

Trong bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những cán bộ có dấu hiệu của bệnh cấp bậc, là chán nản, tiêu cực; khúm núm, tự ti hoặc tự kiêu, tự đại, coi thường đồng chí, đồng đội. Hậu quả của bệnh cấp bậc là cán bộ không đoàn kết, công việc không trôi chảy. Người cũng chỉ ra nguyên nhân của căn bệnh cấp bậc là do cán bộ chưa gột sạch óc quan liêu, ngôi thứ, còn mang nặng chứng “Quan cách mạng” và chưa hiểu rằng, hoạt động của mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi cơ quan, đoàn thể được ví như hoạt động của một chi tiết liên kết chặt chẽ trong bộ máy lớn. Trong đó, mỗi chi tiết của bộ máy đều có một vị trí, vai trò nhất định bảo đảm cho sự hoạt động của cả bộ máy.

Minh Kỳ

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/ngay-nay-nam-xua-157-bo-cong-thuong-ban-hanh-nhieu-chi-thi-quyet-dinh-quan-trong-262151.html