Ngày này năm xưa 3/4: Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương về cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng

Ngày này năm xưa 3/4/2019, Bộ Công Thương có QĐ 800/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương về cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng.

Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và quốc tế ngày 3/4; Các sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày 3/4.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 3/4/1845 là ngày sinh của nhà yêu nước Đào Tấn. Ông sinh ra ở xã Phúc Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và từ trần ngày 15/7/1907.

Cuộc đời ông có nhiều nét đặc biệt: 3 lần giữ chức Tổng đốc, 4 lần Thượng thư và đồng thời là một nghệ sĩ lớn nhất của dân tộc ở thế kỷ XIX - là một người yêu nước, ông có quan hệ mật thiết với các lãnh tụ trong phong trào Cần Vương.

Trên hết, Đào Tấn là một diễn viên xuất sắc, một đạo diễn tài năng, một nhà thơ độc đáo và là một trong những nhà lý luận sân khấu đầu tiên của Việt Nam. Ông để lại hàng trăm bài thơ và từ, 30 vở tuồng; trong đó có nhiều vở đã trở thành mẫu mực, có vở dài 100 hồi, diễn tới 100 đêm, và "Hí trường tùy bút" - tập lý luận sân khấu rất có giá trị.

Biên đội không quân QĐNDVN đánh thắng trận đầu ngày 3-4-1965 (từ trái qua: Phạm Ngọc Lan, Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ, Trần Minh Phương). Ảnh tư liệu

Biên đội không quân QĐNDVN đánh thắng trận đầu ngày 3-4-1965 (từ trái qua: Phạm Ngọc Lan, Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ, Trần Minh Phương). Ảnh tư liệu

Trong hai ngày 3 và 4/4/1965, không quân nhân dân Việt Nam đã ghi chiến công đầu giòn giã. Ngày 3/4/1965, biên đội không quân Phạm Ngọc Lan bắn rơi 2 máy bay phản lực hiện đại F8 trên vùng trời Hàm Rồng, Thanh Hóa. Tiếp đó, ngày 4/4, biên đội Trần Hanh bắn rơi 2 phản lực F105 Mỹ cũng trên vùng trời Hàm Rồng. Ngày đánh thắng trận đầu oanh liệt ấy đã trở thành ngày truyền thống vẻ vang của quân chủng.

Ngày 3/4/1981, nước ta quyết định tham gia "Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội ác diệt chủng" và "Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội ác của chủ nghĩa Apácthai". Đây là thể hiện quyết tâm mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu trong cương lĩnh của mình về phấn đấu cho một xã hội, một thế giới công bằng văn minh. Tội ác diệt chủng và chủ nghĩa Apácthai thực sự là nỗi ô nhục của loài người tiến bộ.

Việc tham gia 2 công ước nói trên đã khẳng định vai trò và ý chí của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên trường quốc tế ở lĩnh vực này.

Ngày 3/4/2000, Bộ Thương mại ban hành Thông tư 0556/2000/TT-BTM về tạm nhập tái xuất xăng dầu.

Ngày 3/4/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 45/2001/QĐ-TTg về việc sửa đổi khoản 2 Điều 1 của Quyết định số 12/2001/QĐ-TTg ngày 18/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị xã Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.

Ngày 3/4/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 368/QĐ-TTg về phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Than Việt Nam giai đoạn 2003-2005.

Ngày 3/4/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.

Ngày 3/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 50/2009/QĐ-TTg về "Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam"

Ngày 3/4/2012, Chính phủ ra Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Ngày 3/4/2018, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa.

Ngày 3/4/2019, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 800/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương về cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.

Ngày 3/4/2019, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 800/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương về cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ

Ngày 3/4/2019, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 800/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương về cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ

Sự kiện quốc tế

Ngày 3/4/1897, Johannes Brahms - nhà soạn nhạc nổi tiếng trong lịch sử âm nhạc thế giới nửa cuối thế kỷ XIX từ trần tại thành phố Vienna, nước Áo.

Nhà soạn nhạc Johannes Brahms lớn lên trong một gia đình bình dị. Cha của ông, Johann Jakob Brahms, là một nhạc sĩ không gặp thời và mẹ ông là một thợ may. Ông là con cả trong gia đình có ba người con.

Sau khi thành danh ở Vienna, một nhà soạn nhạc tầm cỡ như Brahms hoàn toàn có thể có cuộc sống giàu sang, nhung lụa. Tuy nhiên, Brahms vẫn ở trong căn hộ giản dị giống của một chàng sinh viên. Như Max Kalbeck, người viết tiểu sử được Brahms chọn, đã mô tả. Đồ đạc trong nhà của ông là do bà chủ nhà kiêm quản gia của ông cho, mà hầu hết là cũ kỹ và tồi tàn.

Bức tượng nhà soạn nhạc Johannes Brahms trong công viên Ressel của Vienna, Áo do điêu khắc gia người Áo Rudolf Weyr (1847-1914) tạc và khánh thành vào ngày 07/05/1908.

Bức tượng nhà soạn nhạc Johannes Brahms trong công viên Ressel của Vienna, Áo do điêu khắc gia người Áo Rudolf Weyr (1847-1914) tạc và khánh thành vào ngày 07/05/1908.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 3/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để nghe báo cáo và chỉ đạo đối phó với việc Ngân hàng Đông dương (lúc này do Pháp kiểm soát) phát hành loại giấy bạc 100 đồng, đồng thời, ra lệnh đình chỉ việc đổi loại giấy bạc 500 đồng, một âm mưu phá hoại nền tài chính của đất nước. Chính phủ cũng bác bỏ việc ký khoản ước tạm thời về thư tín và hàng không giữa Trung Hoa và Việt Nam.

Trong ngày này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh cử nhân sự vào Ban Vận động Trung ương Đời sống mới, trong đó có các vị: Đoàn Tâm Đan, Trần Huy Liệu, Vũ Đình Hòe, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Nguyễn Huy Tưởng, Đỗ Đức Dục, Phạm Biểu Tâm... “Đời sống mới” do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng nhằm thực hiện một trong những nhiệm vụ cấp bách mà tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời được triệu tập chỉ một ngày sau Lễ Tuyên ngôn Độc lập (3/9/1945), được xác định là: Giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập.

Ngày 3/4/1960, Bác gửi thư cảm ơn đồng bào Thủ đô đã đề nghị Chủ tịch nước ra ứng cử tại Hà Nội trong lần bầu Quốc hội khóa II và thông báo sẽ ra ứng cử tại quận Ba Đình, đồng thời hô hào bà con cử tri “hăng hái tham gia hoạt động, làm cho cuộc Tổng tuyển cử này đại thắng lợi”. Cùng ngày, báo Nhân Dân đăng bài “Một cách thảo luận dự thảo Điều lệ Đảng” của Bác (dưới bút danh Đ.X.). Đây là bước chuẩn bị cho Đại hội lần thứ III của Đảng. Trong đó, Người chỉ rõ cuộc thảo luận phải nhằm vào ba mục đích: Nâng cao đạo đức cách mạng của đảng viên; Đoàn kết và củng cố tốt chi bộ; Đẩy mạnh và hoàn thành tốt những nhiệm vụ của Đảng đề ra.

Ngày 3/4/1965, nhân kỷ niệm 10 năm Hội nghị và Tinh thần Băngđung, Bác Hồ gửi điện chúc mừng tới Tổng thống Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô là nước đăng cai sự kiện lịch sử này, để khẳng định: “Lịch sử trong mười năm qua đó chứng minh một cách hùng hồn sự đúng đắn, sức mạnh và sức sống của những nguyên tắc đã được nêu ra ở Băngđung... Nhân dân Việt Nam yêu hòa bình nhưng quyết không bao giờ lùi bước trước bất kỳ một sự đe dọa nào của bọn đế quốc...” .

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa - NXB: Chính trị quốc gia - Sự thật 2010; Hồ Chí Minh toàn tập - NXB Chính trị quốc gia)

Việt Anh

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/ngay-nay-nam-xua-34-ke-hoach-hanh-dong-cua-bo-cong-thuong-ve-cai-thien-chi-so-tiep-can-dien-nang-248701.html