Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 có được nghỉ không? Lịch sử và ý nghĩa của ngày 1/6
Vậy ngày Quốc tế thiếu nhi ra đời như thế nào? Tại Việt Nam, Quốc tế thiếu nhi có được nghỉ hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Lịch sử và ý nghĩa của ngày 1/6
Từ lâu, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 vốn được biết đến là ngày Tết dành riêng cho trẻ em, là dịp quan trọng để các bậc cha mẹ thông qua những lời chúc và món quà mà thể hiện tình yêu thương vô bờ bến dành cho các con, giúp các bé được vui chơi và tận hưởng những khoảnh khắc ý nghĩa từ người thương yêu.
Vậy ngày Tết thiếu nhi ra đời như thế nào?
Rạng sáng ngày 1/6/1942, làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc) bị bọn phát xít Đức bao vây, chúng bắt toàn bộ 196 người phụ nữ và trẻ em, 173 người đàn ông, sát hại dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung. 9 em bị đưa đi làm tay sai, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc. Làng Li-đi-xơ không còn một sự sống nào cả.
Ngày 10/6/1944, thị trấn Ô-ra-đua (Pháp) cũng rơi vào tay bọn phát xít Đức. 400 người bị chúng dồn vào nhà thờ, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em.
Năm 1949, ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi theo Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế quyết định. Thông qua đó, liên đoàn kêu gọi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng, giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, đòi quyền lợi cho đời sống thiếu nhi.
Từ đó đến nay, ngày 1/6 được những tổ chức phụ nữ thanh niên ở các nước lấy làm ngày bảo vệ hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em trên thế giới, biểu dương lực lượng đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh.
Ngày Trẻ Em được tổ chức vào các thời điểm khác nhau trong năm tại đa số các nước Phương tây, Trung Đông, Châu phi và Nam bán cầu. Chẳng hạn như ở Brazil là 12/10, còn là ngày Đức Mẹ Aparecida, ngày nghỉ toàn quốc tại Brazil, ở Úc là ngày thứ Tư tuần bốn của tháng 10.
Tại Châu âu, Ngày Trẻ Em là ngày đặc biệt của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là UNICEF (United Nations International Children’s Emergency Fund).
Tại, châu Á, Việt Nam là nước đầu tiên phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em, đồng thời là nước thứ hai trên thế giới xác định văn kiện này. Được biết, Công ước về quyền trẻ em là văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt, đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em. Tháng Hành động vì trẻ em Việt Nam diễn ra từ 15/5 đến 30/6. Ngày 1/6 là ngày Quốc tế thiếu nhi ở Việt Nam, trẻ em được tổ chức vui chơi tết thiếu nhi.
Ngày Quốc tế thiếu nhi có được nghỉ không?
Theo điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 mới được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 tại Việt Nam, người lao động sẽ có tất cả 11 ngày nghỉ lễ, Tết được hưởng nguyên lương kể từ năm 2021 trở đi. Trong đó, người lao động trên cả nước sẽ có thêm 1 ngày nghỉ lễ Quốc Khánh (nghỉ ngày 2/9 và 1 ngày liên kề trước hoặc sau do Thủ tướng quyết định).
Cụ thể 11 ngày nghỉ lễ, Tết bao gồm: Tết Dương lịch 1 ngày, Tết Âm lịch 5 ngày, Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày (10/3 Âm lịch), ngày Giải phóng miền Nam (30/4) 1 ngày, Quốc tế Lao động (1/5) 1 ngày, Quốc Khánh 2 ngày.
Trong trường hợp nếu ngày nghỉ lễ, Tết trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì ngày làm việc kế tiếp sẽ là ngày người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần.
Vậy là, với những ai thắc mắc ngày Quốc tế thiếu nhi có được nghỉ không thì đáp án là không. Ngày 1/6 sẽ không được nghỉ nếu như không trùng với ngày nghỉ cuối tuần vì không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ do Nhà nước quy định.
Những dịp lễ quan trọng không được nghỉ tại Việt Nam
Các ngày lễ theo Dương lịch
Các ngày lễ theo Âm lịch