Ngày Tết, nói về các nguyên tắc bố trí bát hương, đồ thờ nơi ban thờ giúp gia chủ đắc linh ứng

Số lượng bát hương trên ban thờ nên đặt bao nhiêu, bài trí theo nguyên tắc nào để đắc linh ứng, không ảnh hưởng tới vận trình của cả nhà…? Chuyên gia phong thủy Master Phùng Phương chia sẻ về những câu hỏi phong thủy thường gặp này để bạn đọc tham khảo.

Sắp xếp bát hương trên ban thờ như thế nào là đúng?

Từ xa xưa bát hương là vật phẩm không thể thiếu trên ban thờ, là cầu nối tâm linh, kết nối âm dương. Do đó việc lựa chọn, bài trí số lượng bát hương trên ban thờ là điều mà gia chủ cần hết sức cẩn trọng, bởi quan niệm phong thủy cho rằng chỉ một sai lầm nhỏ sẽ ảnh hưởng tới vận trình của cả nhà.

Vậy theo phong thủy, số lượng bát hương trên ban thờ nên đặt bao nhiêu, bài trí như thế nào?

Bát hương là vật phẩm không thể thiếu trên ban thờ, là cầu nối tâm linh, kết nối âm dương. Ảnh internet.

Bát hương là vật phẩm không thể thiếu trên ban thờ, là cầu nối tâm linh, kết nối âm dương. Ảnh internet.

Theo Chuyên gia phong thủy Master Phùng Phương thì số lượng bát hương trên ban thờ gia tiên thường sẽ có:

- 1 bát hương lớn

- Hoặc 3 bát hương (gồm 1 bát hương lớn nhất ở giữa (20cm/22cm), 2 bát hương hai bên (18cm/20cm).

Vì trí đặt bát hương tính hướng nhìn từ ban thờ xuống dưới:

- Bát hương ở vị trí trung chính để thờ chư vị thần linh;

- Bát hương bên trái thờ hội đồng gia tiên tiền tổ;

- Bát hương bên phải thờ bà Cô, ông Mãnh trong dòng họ;

Lưu ý:

- Tất cả bát hương đều phải dùng chân đế phẳng, tránh cập kênh, dễ gây động bát hương.

- Vị trí của 3 bát hương này phải cách đều nhau với khoảng cách trên 10cm. Bát hương thờ thần linh thường tiến lên phía trước so với 2 bát hương còn lại, cao và to hơn.

- Khi thắp hương và cúng cũng phải theo thứ tự nhất định: Ưu tiên thắp bát hương thần linh trước; sau đó mới đến bát hương gia tiên; tiếp đó là bát hương bà Cô, ông Mãnh. Như vậy, việc thờ cúng mới có hiệu quả tốt.

- Đặc biệt nếu có điều kiện nên bao sái, nạp cốt thất bảo (thật) cho bát hương, nhằm giúp tiếp dẫn linh khí, thổi hồn cho các tôn tượng - giúp ổn định khí trường ban thờ, vững chân linh để gia chủ thờ cúng linh ứng.

Cốt thất bảo gồm đủ 7 bảo vật (lá vàng, lá bạc, hổ phách, phỉ thúy, san hô đỏ, mã não, ngọc trai) hội tụ năng lượng từ linh khí đất trời đem nạp cốt cho bát hương (hoặc nạp tượng) sẽ đem lại vượng khí.

Nếu không có cốt thất bảo thì việc thờ cúng không có linh thần.

Các vị tôn tượng khi để trên bàn thờ cần có đôn kê, điều này sẽ thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính với các vị thần.

Ngoài bát hương là quan trọng nhất các gia chủ cần biết 3 nguyên tắc sau để việc thờ cùng đắc linh ứng.

Bên cạnh bát hương thì số cây hương thắp theo số lẻ (1, 2, 3, 5, 7, hoặc 9 nén) trên mỗi bát hương. Ảnh internet.

Bên cạnh bát hương thì số cây hương thắp theo số lẻ (1, 2, 3, 5, 7, hoặc 9 nén) trên mỗi bát hương. Ảnh internet.

1. Nguyên tắc số nén hương lẻ

Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó có thể thắp 1, 2, 3, 5, 7, hoặc 9 nén trên mỗi bát hương.

Ý nghĩa của số nén hương thắp trên ban thờ như sau:

- Thắp 1 nén: Ngụ ý bình an

- Thắp 3 nén: Bảo vệ người trong nhà và xua đuổi tai ương

- Thắp 5 nén: Là 5 phương trời đất, thần linh, cầu mong cho trời đất phù hộ bình an

- Thắp 7 nén: Dùng để mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng - cho nên nếu không phải việc bất đắc dĩ thì không nên thắp 7 nén nhang

- Thắp 9 nén: Theo quan niệm của người xưa đó là tín hiệu cầu cứu - nếu như bất đắc dĩ không còn nơi nào cầu cứu, nhân lực không thể cứu thì khi đó thắp 9 nén hương với hy vọng Ngọc Hoàng Đại Đế, Thập Điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ cứu nạn.

Trên ban thờ nên giữ nguyên tắc cân bằng âm dương. Ảnh thờ ông bên trái, ảnh thờ bà bên phải theo hướng ban thờ ra ngoài - để đúng phong thủy âm dương và truyền thống dân tộc. Ảnh: PTPG.

Trên ban thờ nên giữ nguyên tắc cân bằng âm dương. Ảnh thờ ông bên trái, ảnh thờ bà bên phải theo hướng ban thờ ra ngoài - để đúng phong thủy âm dương và truyền thống dân tộc. Ảnh: PTPG.

2. Nguyên tắc âm - dương thuận lẽ

Những việc thuộc về phần âm nên dùng theo cách của phần âm, những việc thuộc về phần dương nên dùng theo cách của phần dương. Quan trọng cần phải biết cân bằng hài hòa được âm dương.

Với thuyết âm dương ngũ hành, trong âm có dương, trong dương có âm tạo nên một thế giới cân bằng, hài hòa, vận hành sự tồn tại và phát triển. Nếu mất cân bằng âm dương sẽ dẫn đến suy kiệt linh khí.

3. Nguyên tắc Nam tả - Nữ hữu

Nam tả - Nữ hữu cũng chính là yếu tố tượng trưng âm dương trong vũ trụ. Tả là trái, hữu là phải và nghĩa của nguyên câu tức là nam trái, nữ phải, dương bên trái, âm bên phải.

Theo nét văn hóa truyền thống người Việt, ảnh thờ ông bên trái, ảnh thờ bà bên phải theo hướng bàn thờ ra ngoài. Theo cách đặt ảnh thờ này mà gia chủ áp dụng để đúng phong thủy âm dương và truyền thống dân tộc. Khi nhìn lên bàn thờ, gia chủ sẽ thấy được sự hài hòa và cân đối, thể hiện được sự tôn kính của con cháu.

Phùng Phương - Ngọc Hà

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/ngay-tet-noi-ve-cac-nguyen-tac-bo-tri-bat-huong-do-tho-noi-ban-tho-giup-gia-chu-dac-linh-ung-172230118193409873.htm