Ngày thơ Việt Nam 2024 giới thiệu kho tàng thi ca của 54 dân tộc anh em

Sáng 24/2, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 giới thiệu với công chúng những di sản thi ca quý báu trong kho tàng thi ca của 54 dân tộc.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 năm 2024 có chủ đề “Bản hòa âm đất nước” diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) trong hai ngày 23 và 24/2 (tức 14 và 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024).

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 năm 2024 có chủ đề “Bản hòa âm đất nước” diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) trong hai ngày 23 và 24/2 (tức 14 và 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024).

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 được tổ chức để giới thiệu đến cho công chúng những di sản thi ca quý báu trong kho tàng thi ca của dân tộc. Đây cũng là dịp giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu, những tác phẩm viết về thiên nhiên, vùng đất, con người các dân tộc Việt Nam.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 được tổ chức để giới thiệu đến cho công chúng những di sản thi ca quý báu trong kho tàng thi ca của dân tộc. Đây cũng là dịp giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu, những tác phẩm viết về thiên nhiên, vùng đất, con người các dân tộc Việt Nam.

Sáng 24/2 (tức ngày 15 tháng Giêng) những người yêu thơ đang tham quan "Nhà ký ức" và tìm hiểu về các nhà thơ dân tộc do ban tổ chức lựa chọn, giới thiệu. Dù trời mưa và lạnh nhưng những người yêu thơ vẫn đến Hoàng thành Thăng Long, đi trên con đường thơ để đọc và chiêm nghiệm những vần thơ hay về thiên nhiên, con người và dân tộc Việt Nam.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, bày tỏ niềm hứng khởi khi thơ ca của các dân tộc với những vẻ đẹp riêng biệt cùng vang lên tại một không gian văn hóa và lịch sử là Hoàng thành Thăng Long. "Trong không gian linh thiêng ấy, giọng nói của các nhà thơ đại diện cho các dân tộc Việt Nam vang lên. Đó thực sự là một điều kỳ diệu. Khách đến tham quan sẽ có cơ hội tìm hiểu những vẻ đẹp của thơ ca và của nhiều vùng văn hóa khác nhau thông qua thơ ca của các dân tộc Kinh, Tày, Mường, Pa Dí, Dáy, Khmer, Chăm, Hoa...", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh.

Có mặt ở Hoàng Thành Thăng Long từ sáng sớm, ông Phùng Hồng Thao (63 tuổi, ở Trường Chinh, Hà Nội) cho biết, ông cũng là thành viên câu lạc bộ thơ của quận trong nhiều năm nay. "Tôi thấy Ngày thơ Việt Nam năm nay diễn ra hoành tráng với sân khấu, không gian bắt mắt thu hút được nhiều người yêu thơ đến. Điểm nhấn của lần tổ chức thứ 22 này là tôn vinh các tác giả, tác phẩm của 54 dân tộc anh em", ông Thao chia sẻ.

Có mặt ở Hoàng Thành Thăng Long từ sáng sớm, ông Phùng Hồng Thao (63 tuổi, ở Trường Chinh, Hà Nội) cho biết, ông cũng là thành viên câu lạc bộ thơ của quận trong nhiều năm nay. "Tôi thấy Ngày thơ Việt Nam năm nay diễn ra hoành tráng với sân khấu, không gian bắt mắt thu hút được nhiều người yêu thơ đến. Điểm nhấn của lần tổ chức thứ 22 này là tôn vinh các tác giả, tác phẩm của 54 dân tộc anh em", ông Thao chia sẻ.

Cũng trong sáng nay, các bạn trẻ đến để xem các tác phẩm thơ cũng như chiêm ngưỡng lại không gian ký ức một thời của các nhà thơ.

Cũng trong sáng nay, các bạn trẻ đến để xem các tác phẩm thơ cũng như chiêm ngưỡng lại không gian ký ức một thời của các nhà thơ.

Không gian ký ức là nơi trưng bày kỷ vật, hiện vật, tác phẩm của 12 nhà thơ tiêu biểu, đứng đầu là nhà thơ - Chủ tịch Hồ Chí Minh và 11 nhà thơ người dân tộc thiểu số đã đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật. Nhà ký ức mang hình dáng kiến trúc một ngôi nhà dài của đồng bào Tây Nguyên.

Không gian ký ức là nơi trưng bày kỷ vật, hiện vật, tác phẩm của 12 nhà thơ tiêu biểu, đứng đầu là nhà thơ - Chủ tịch Hồ Chí Minh và 11 nhà thơ người dân tộc thiểu số đã đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật. Nhà ký ức mang hình dáng kiến trúc một ngôi nhà dài của đồng bào Tây Nguyên.

Mỗi kỷ vật đều có tiếng nói riêng, giúp công chúng hiểu hơn quá trình sáng tác của các nhà thơ. Đặc biệt những bản thảo được viết tay tại chiến trường được nâng niu gìn giữ để thế hệ trẻ hôm nay hiểu hơn về chặng đường gian lao mà anh dũng của các nhà văn, nhà thơ đã có đóng góp rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mỗi kỷ vật đều có tiếng nói riêng, giúp công chúng hiểu hơn quá trình sáng tác của các nhà thơ. Đặc biệt những bản thảo được viết tay tại chiến trường được nâng niu gìn giữ để thế hệ trẻ hôm nay hiểu hơn về chặng đường gian lao mà anh dũng của các nhà văn, nhà thơ đã có đóng góp rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những tập thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày tại Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại Hoàng Thành Thăng Long.

Những tập thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày tại Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại Hoàng Thành Thăng Long.

Những bộ quần áo, đèn pin, kính, đồng hồ để bàn... là những kỷ vật của nhà thơ Nông Quốc Chấn (dân tộc Tày).

Những bộ quần áo, đèn pin, kính, đồng hồ để bàn... là những kỷ vật của nhà thơ Nông Quốc Chấn (dân tộc Tày).

Giá mài mực và mực viết được nhà thơ Bàn Tài Đoàn sử dụng.

Giá mài mực và mực viết được nhà thơ Bàn Tài Đoàn sử dụng.

Nhiều người dân yêu thơ không chỉ xem những tác phẩm thơ hay, ý nghĩa về thiên nhiên, con người Việt Nam mà còn được chụp với ảnh lưu niệm ở không gian Hoàng Thành Thăng Long.

Nhiều người dân yêu thơ không chỉ xem những tác phẩm thơ hay, ý nghĩa về thiên nhiên, con người Việt Nam mà còn được chụp với ảnh lưu niệm ở không gian Hoàng Thành Thăng Long.

Nguồn VTC: https://vtc.vn/ngay-tho-viet-nam-2024-gioi-thieu-kho-tang-thi-ca-cua-54-dan-toc-anh-em-ar855016.html