Nghề báo mang lại nhiều kỹ năng toàn diện
Là một nhà báo trẻ thế hệ 8x quen thuộc trên sóng truyền hình Việt Nam, Biên tập viên (BTV) Huyền Châu đã để lại ấn tượng trong lòng công chúng bởi sự năng động, trẻ trung và đầy nhiệt huyết với nghề. Nhân dịp Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, báo Lao động Thủ đô có cuộc trò chuyện với BTV Huyền Châu về chủ đề nhà báo trẻ và kỹ năng làm báo.
PV: Được biết chị là một “tay ngang” khi đến với nghề báo truyền hình. Chị đã trải qua thời gian đầu khi bước vào nghề như thế nào?
BTV Huyền Châu: Có lẽ đã rất lâu mới có người hỏi tôi về ngày đầu tiên chạm ngõ nghề báo. Tôi xuất phát điểm là một người dẫn chương trình cho Gala Cười 2005 dưới lời mời của đạo diễn Đỗ Thanh Hải khi còn là một sinh viên năm thứ 2, có lẽ nếu không có một lời mời mang tính dũng cảm và thử thách của anh Hải sẽ không có Huyền Châu của ngày hôm nay.
Cho đến giờ khi nghĩ lại câu chuyện của ngày đầu tiên được mời, tôi nhận ra rằng trong cuộc sống chúng ta không nên ngần ngại để đưa ra quyết định cho mọi cơ hội, hãy cứ làm đi rồi mình sẽ nhận được thành quả.
Trong sự nghiệp báo chí của mình, chị đã từng có những tác phẩm báo chí nào tâm huyết và ấn tượng?
BTV Huyền Châu:
Nếu bạn có tố chất thì việc bổ sung kiến thức sẽ hỗ trợ rất tốt. Người làm báo luôn cần có tư duy nhạy bén, sắc sảo để phân tích mọi thông tin, vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, điều này là rất quan trọng.
Nếu bạn không có tố chất linh hoạt, dù bổ sung kiến thức đến đâu cũng sẽ bị chây ỳ, mà điều này là điều tối kị khi chúng ta làm báo.
Với tôi, nghề làm báo là những người đòi hỏi có tri thức toàn diện, không hạn chế mình ở một kĩ năng nhất định nào cả, đó mới là một người làm báo thực thụ, đặt họ vào mặt trận nào, họ cũng có thể chiến đấu…
Để nhắc tới sản phẩm báo chí ấn tượng, tôi muốn nói tới loạt chương trình “Nói không với thực phẩm bẩn”, đây là series chương trình điều tra của VTV24, trong suốt hai năm thực hiện, ekip của chúng tôi đã cho ra đời hàng loạt các phóng sự điều tra gây chấn động với công chúng về nạn thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường Việt Nam.
Chương trình này không chỉ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thay đổi ý thức mua bán, tiêu dùng thực phẩm của người dân, mà đã tác động trực tiếp đến rất nhiều các tố chức, cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý, kỷ luật trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, trách nhiệm với các vấn đề môi trường, sức khỏe, và chất lượng thực phẩm của cộng đồng.
PV: Từng tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật công nghiệp, một ngành kén sinh viên, tại sao chị lại không theo ngành mỹ thuật mà lại làm truyền hình? Những kiến thức đã học ở ngành mỹ thuật có giúp gì cho chị khi làm truyền hình không?
Ở lĩnh vực truyền hình có một đặc thù cơ bản đó chính là sự linh loạt, thông minh và sáng tạo, không nhất thiết bạn phải học báo chí mới có thể làm được truyền hình, nó phụ thuộc vào tố chất con người bạn là ai, và bạn muốn làm gì, có quyết tâm thực hiện được mục tiêu hay không. Ở hai tính chất sáng tạo và nhạy bén khá giống với tư duy của những người học về nghệ thuật, tuy nhiên cái tôi được trau dồi thêm khi làm truyền hình đó chính là sự nhanh nhẹn và khả năng thể hiện.
Người làm nghệ thuật thì thường ít nói, ngôn ngữ của họ là các tác phẩm, người làm truyền hình thì cần thể hiện mình nhiều hơn, và luôn cần rõ nét trong thông tin mà mình đem đến cho khán giả. Một điểm giống nhau nữa là người làm báo hay nghệ thuật đều có tính cá nhân, độc lập rất cao, họ cần có không gian riêng biệt và tư duy độc lập. Cho đến giờ tôi đều thấy cả hai lĩnh vực phù hợp với con người mình, và đã hỗ trợ cho nhau rất nhiều để có được ngày hôm nay.
PV: Hiện nay, có rất nhiều nhà báo không tốt nghiệp trường báo nhưng làm rất tốt, theo quan điểm của chị thì để làm nghề báo yếu tố kiến thức hay tố chất là quan trọng?
Tôi thấy rằng cả hai, nếu bạn có tố chất thì việc bổ sung kiến thức sẽ hỗ trợ rất tốt. Người làm báo luôn cần có tư duy nhạy bén, sắc sảo để phân tích mọi thông tin, vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, điều này là rất quan trọng. Nếu bạn không có tố chất linh hoạt, dù bổ sung kiến thức đến đâu cũng sẽ bị chây ỳ, mà điều này là điều tối kị khi chúng ta làm báo.
PV: Theo chị, kỹ năng viết có phải là kỹ năng quan trọng nhất của nghề báo hay không? Nhiều người quan niệm rằng làm báo không nhất thiết là phải biết viết mà chỉ cần hoạt ngôn hoặc mang lại hiệu quả kinh tế là được?
Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là bốn kĩ năng cần thiết, cả bốn kĩ năng này đều quan trọng như nhau. Tôi không thể viết nếu tôi không nhạy bén trong việc lắng nghe thông tin, cũng như tôi không thể nói lắp bắp khi đi phỏng vấn, và tôi cũng không thể có kiến thức một cách nhanh chóng nếu như không biết cách đọc nội dung. Với tôi, nghề làm báo là những người đòi hỏi có tri thức toàn diện, không hạn chế mình ở một kĩ năng nhất định nào cả, đó mới là một người làm báo thực thụ, đặt họ vào mặt trận nào, họ cũng có thể chiến đấu…
PV: Nhiều bạn trẻ là sinh viên báo chí hiện nay sau khi tốt nghiệp không thể có việc làm. Qua quan sát của tôi thì những bạn khó tìm được việc làm thường không năng động, có chút lười biếng, ỷ lại và có quan điểm sai lầm về nghề báo cho nên không trau dồi kiến thức về ngôn ngữ, cách viết, học hỏi kỹ năng… là một nhà báo vào nghề khi còn rất trẻ, chị có lời khuyên nào có những bạn trẻ mới ra trường (kể cả những người học báo chí và những người có mơ ước trở thành nhà báo).
Lời khuyên của tôi thì làm gì cũng cần có cái tâm, xuất phát từ suy nghĩ bền vững là mình muốn gì và làm gì, không thể thấy lâu mà nản, không thể thấy khó là lười. Cái lười và ỷ lại sẽ giết chết tư duy của chúng ta dù bất kể lĩnh vực gì chứ không chỉ làm báo. Để tạo được nguồn cảm hứng cho mình, các bạn trẻ hãy dũng cảm đi vào mặt trận với những đề tài mới, phù hợp với độ tuổi của mình, hoặc bất kì một vấn đề nào mà bạn đang quan tâm, điều này sẽ thúc đẩy bạn muốn làm và làm đến cùng.
PV: Từng dẫn nhiều chương trình thuộc nhiều lĩnh vực như thời trang, văn hóa, tài chính, thực phẩm… để trở thành một trong những MC ấn tượng nhất, chị đã phải học “đa lĩnh vực” này như thế nào?
Tôi học bằng chính sự trải nghiệm qua nhiều năm tích lũy của mình thôi, càng làm càng vỡ ra nhiều vấn đề, bởi các bạn đừng quên, thông tin là lĩnh vực thời đại nhất của xã hội, chúng ta không bao giờ hết cơ hội để học hỏi, chỉ có chúng ta có đủ năng lượng và trí tuệ để bắt kịp thông tin không mà thôi.
Điều cần nói thêm, tôi nghĩ rằng nếu bạn lựa chọn công việc là đam mê, công việc mang lại ý nghĩa cho cuộc sống thì không bao giờ bạn thấy mệt mỏi hay có suy nghĩ đánh đổi cả. Đã có khoảng thời gian tôi ốm, phải mất kết nối với công việc khá lâu, tôi cảm nhận rất rõ sự thiếu hụt khi mình chỉ sống qua ngày mà không được làm việc gì có ích, ngay cả các thành viên trong gia đình mỗi người đều có công việc để sau một ngày làm, mọi người được gặp nhau, được trao đổi và chia sẻ thì cuộc sống mới thú vị và đáng quí hơn. Nhàn cư vi bất thiện, tôi ủng hộ những người yêu thích công việc, yêu thích mọi việc mình đang làm để sống có giá trị và vui vẻ hơn.
Xin cảm ơn Huyền Châu!
B.Thoa (Thực hiện)
Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/nghe-bao-mang-lai-nhieu-ky-nang-toan-dien-92781.html