Nghề làm bánh Khẩu xén, Chí chọp được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề làm Bánh Khẩu xén, Chí chọp của người Thái trắng vừa được Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Bánh Khẩu xén, Chí chọp là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào Thái trắng ở Mường Lay, Điện Biên. Ban đầu, bánh Khẩu xén được làm chỉ vào các dịp lễ tết hoặc để cúng bái thần linh. Sau đó, khi phong trào du lịch phát triển, các gia đình người Thái ở thị xã Mường Lay làm quanh năm, đặc biệt là từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch là thời điểm sản phẩm này được làm nhiều hơn để phục vụ nhu cầu Tết của người dân và du khách.

Thành phần chính của bánh Khẩu xén là gạo nếp, củ sắn tươi, trứng gà, đường, muối. Gạo nếp và củ sắn tươi sau khi nấu chín sẽ được giã, xay thành bột, ngâm ủ vài tiếng cho bột mềm, rồi đưa vào chõ đồ. Khi xôi chín thì cho thêm vừng trứng gà, đường hoặc muối rồi đưa vào cối giã nhuyễn, Sau đó dùng con lăn để dàn bánh thành miếng mỏng mang phơi trong bóng râm đến khi bánh se lại cắt thành từng miếng nhỏ theo hình thù tùy ý, sau đó đem hong gió hoặc phơi trong bóng râm hoặc nắng nhẹ.

Nghề làm bánh khẩu xén, chí chọp của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh khẩu xén, chí chọp của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Một trong những đặc điểm độc đáo của bánh Khẩu xén chính là màu sắc nó. Bánh Khẩu xén có 4 màu chính là: trắng từ gạo, đỏ từ gấc, vàng đặc trưng của bánh sắn, màu tím của nếp cẩm. Bánh có màu trắng, trong suốt, khiến cho các loại nhân bên trong được nhìn rõ. Ngày nay, bánh khẩu xén được người dân vùng núi kết hợp thêm nhiều màu sắc khác nhau từ các nguyên liệu tự nhiên. Ví dụ như bánh khẩu xén kết hợp với nếp cẩm sẽ có màu tím, bánh với nhân lá dứa sẽ có màu xanh lá cây, bánh với nhân khoai môn sẽ có màu tím, bánh với màu của gấc sẽ có màu cam. Bánh Khẩu xén, Chí chọp Mường Lay có đặc điểm là giòn tan, thơm ngon.

Bánh Chí chọp được làm từ loại gạo nếp ngon. Gạo được ngâm qua đêm để ráo rồi đồ thành xôi. Khi xôi nguội đem cán mỏng, phơi khô, sau đó cho vào rán. Bánh chí chọp thường có 3 màu chính là trắng, tím và cam, đây là màu của gấc và lá nếp.

Thừa ủy quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô đã trao Bằng xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghề làm bánh Khẩu xén và Chí chọp cho thị xã Mường Lay

Thừa ủy quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô đã trao Bằng xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghề làm bánh Khẩu xén và Chí chọp cho thị xã Mường Lay

Hiện nay, bánh Khẩu xén Chí chọp ở Điện Biên không chỉ là món ăn đặc trưng trong những ngày lễ Tết của đồng bào Thái trắng ở Mường Lay mà đã trở thành các sản phẩm hàng hóa bán trên thị trường. Sản phẩm mang màu sắc của văn hóa ẩm thực người Thái được đông đảo người dân và du khách ưa thích. Việc thương mại hóa sản phẩm Bánh Khẩu xén và Chí chọp đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.

Từ món ăn cổ truyền trong những ngày Tết của đồng bào Thái trắng ở Mường Lay, bánh khẩu xén và chí chóp đã trở thành một món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực độc đáo và hấp dẫn của Mường Lay nới riêng, tỉnh Điện Biên nói chung.

Với cách chế biến đơn giản, dễ sử dụng, hương vị thơm ngon phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Do đó bánh khẩu xén và chí chọp được nhiều người lựa chọn để sử dụng trong những ngày Lễ, Tết hoặc trong những bữa ăn gia đình.

Nghề làm bánh Khẩu xén, bánh Chí chọp của người Thái trắng ở Thị xã Mường Lay, Điện Biên vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Hoa Lê

Nguồn Tạp chí Công thương: https://tapchicongthuong.vn/nghe-lam-banh-khau-xen--chi-chop-duoc-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-129568.htm