Những chiếc mặt nạ mang đậm phong cách mặt nạ tuồng của nghệ nhân Bùi Quý Phong đã theo chân du khách gần xa đi khắp nơi để kể những câu chuyện thú vị về văn hóa, con người và vùng đất xứ Quảng.
Tại phố cổ Hội An, nghệ nhân Quý Phong đã mở một xưởng vẽ mang tên “Mặt nạ thời gian” để vừa làm nơi sáng tác, trưng bày và bán mặt nạ. Ngoài thời gian sáng tác ông còn dành nhiều thời gian để đi giới thiệu, hướng dẫn và truyền cảm hứng về nghệ thuật vẽ mặt nạ tuồng tại các hội thảo, trường học và sự kiện văn hóa lớn ở trong và ngoài nước.
Nghệ nhân Bùi Quý Phong vốn xuất thân từ nghề làm đầu lân và đạo diễn tuồng, sau đó ông rẽ bước sang làm mặt nạ giấy bồi đã hơn 40 năm nay. Ảnh: Thế Anh
Với những đóng góp thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa, nghệ nhân Bùi Quý Phong đã góp một phần sức của mình vào việc đưa di sản thế giới phố cổ Hội An trở thành thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO trong lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian vào năm 2023.
Với niềm đam mê và sự am hiểu sâu rộng về nghệ thuật tuồng nghệ nhân Bùi Quý Phong đã tạo nên những chiếc mặt nạ giấy bồi mang đậm phong cách nghệ thuật mặt nạ tuồng.
Xưởng vẽ “Mặt nạ thời gian” của nghệ nhân Bùi Quý Phong là điểm đến yêu thích của nhiều du khách nước ngoài mỗi khi đến với phố cổ Hội An.
Một góc xưởng vẽ “Mặt nạ thời gian” của nghệ nhân Bùi Quý Phong.
Một người thợ trẻ đang làm việc tại xưởng vẽ “Mặt nạ thời gian”.
Một gia đình du khách Hàn Quốc ghé thăm xưởng vẽ “Mặt nạ thời gian” của nghệ nhân Bùi Quý Phong.
Xưởng vẽ nằm trong hẽm nhỏ ở số 58/7 đường Lê Lợi ngay trong khu phố cổ Hội An.
Vẻ ấn tượng đầu tiên đập vào mắt du khách của xưởng vẽ “Mặt nạ thời gian” là hình ảnh những chiếc mặt nạ tuồng khổng lồ rất độc đáo được chủ nhân của chúng treo ở những vị trí bắt mắt.
Những chiếc mặt nạ được vẽ theo các chủ đề hiện đại như chân dung, gánh hàng rong, cô gái… nhưng vẫn phảng phất dấu ấn nghệ thuật của mặt nạ tuồng.
Một chiếc mặt nạ được vẽ theo phong cách rất hiện đại của nghệ nhân Bùi Quý Phong.
Mặt nạ vẽ gánh hàng rong thể hiện rõ dấu ấn văn hóa đời sống phố Hội.
Một chiếc mặt nạ được vẽ theo phong cách hiện đại của nghệ nhân Bùi Quý Phong.
Ngoài mặt nạ theo phong cách mặt nạ tuồng, nghệ nhân Bùi Quý Phong còn làm cả mặt nạ Trung thu cho trẻ nhỏ.
Những chiếc mặt nạ tuồng truyền thống của nghệ nhân Bùi Quý Phong.
Vẻ đẹp ấn tượng của chiếc mặt nạ tuồng khổng lồ được treo tại không gian chính của xưởng vẽ “Mặt nạ thời gian”.
Vẻ đẹp ấn tượng của những chiếc mặt nạ tuồng được vẽ theo lối truyền thống của nghệ nhân Bùi Quý Phong.
Dù được vẽ với chủ đề gì thì những chiếc mặt nạ giấy bồi của nghệ nhân Bùi Quý Phong cũng mang đậm phong cách nghệ thuật mặt nạ tuồng truyền thống.
Theo nghệ nhân Bùi Quý Phong, kĩ thuật vẽ mặt nạ tuồng truyền thống Việt Nam khác với lối vẽ mặt nạ kinh kịch của Trung Quốc hay cách vẽ mặt nạ của các quốc gia khác trong khu vực.
“Mặt nạ tuồng Việt Nam chỉ dùng 5 màu, còn mặt nạ kinh kịch Trung Quốc có thể vẽ tới 8 hay 10 màu. Trong cách vẽ, các mảng màu của mặt nạ kinh kịch có thể hòa lẫn, chồng lấn lên nhau, còn mặt nạ tuồng thì mảng miếng màu sắc phân định rõ ràng, đường nét minh bạch” – Nghệ nhân Bùi Quý Phong cho hay.
Bài và ảnh: Thế Anh