Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào gốm tâm linh Việt

Nghệ nhân Phạm Đạt là cháu nội Cố nghệ nhân Phạm Văn Huỳnh, tức cụ Cửu Huỳnh nghệ nhân bậc thầy tại làng gốm Bát Tràng. Ngay từ nhỏ, nghệ nhân Phạm Đạt đã lớn lên cùng nghề làm gốm, chứng kiến sự thăng trầm và trực tiếp tham gia vào quá trình làm gốm tại gia đình. Đồng thời, cũng là người khởi xướng khôi phục dòng gốm men rạn từ xa xưa, cho ra đời hàng trăm dòng gốm cao cấp tinh xảo đậm đà bản sắc dân tộc và thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt.

Nghệ nhân trẻ có kỹ năng, kỹ xảo

Khác với thời cha ông xưa chỉ sản xuất Gốm truyền thống, mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, số lượng sản phẩm ít, tính cạnh tranh không cao trong khi các mặt hàng gốm sứ của Trung Quốc xuất hiện tràn lan. Nghệ nhân Phạm Văn Đạt đã rất băn khoăn trăn trở để tìm hướng đi mới cho mình và cho làng nghề Bát Tràng. Điều khó khăn cho các nghệ nhân trẻ đó chính là định vị sản phẩm, kỹ thuật, công nghệ và tìm hiểu thị hiếu khách hàng.

Với nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp sản xuất Gốm cho gia đình, Nghệ nhân Phạm Văn Đạt luôn khao khát tìm ra nét độc đáo để làm ra dòng Gốm độc nhất vô nhị. Cũng chính từ đây, dòng gốm men rạn tâm linh đã được anh khởi xướng và khôi phục, tạo ra hàng ngàn sản phẩm Gốm cao cấp, tinh xảo, thuần Việt.

Người Việt Nam có phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ tín ngưỡng, không gia đình nào là không có bàn thờ tổ tiên. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và không thể thiếu trong phong tục Việt Nam và là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt. Chính vì vậy, anh đã tập trung vào dòng sản phẩm tâm linh, khôi phục men rạn theo cách sáng tạo riêng như tạo khuôn mẫu riêng cho từng sản phẩm, tùy theo thiết kế của từng sản phẩm mà các họa tiết vừa đắp nổi, vừa khắc chìm, thêm một lớp men tráng bên trên, rồi nung bằng kỹ thuật gia truyền để tạo ra các sản phẩm Gốm cao cấp men rạn vô cùng ấn tượng.

Là nghệ nhân trẻ thế hệ 7x nhưng anh Phạm Văn Đạt có kỹ thuật điêu luyện, tinh xảo tạo ra các sản phẩm có tính kỹ thuật, mỹ thuật cao. Đặc biệt anh không chỉ có kỹ thuật làm gốm men rạn cổ truyền, hoa văn đắp nổi mà còn nắm vững được bí quyết gia truyền nghề gốm cổ truyền thống của làng cổ gốm Bát Tràng. Từ đó anh đã sáng tạo ra nhiều bộ sản phẩm tâm linh (đồ thờ) men rạn kết hợp đắp nổi, đạt giá trị mỹ thuật cao, được thị trường rất ưa chuộng.

Nhiều sản phẩm, tác phẩm tiêu biểu

Với tâm niệm: Đất sét được chọn kỹ từ những vùng đất linh thiêng, Đất quý được hòa quyện với nước phù sa sông Hồng nên khi nung lửa như được phủ lên mình lớp men bí quyết gia truyền của cha ông ta từ ngàn năm trước truyền lại – nghệ nhân Phạm Văn Đạt đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm tiêu biểu như Bát hương gốm men rạn cổ truyền; đĩa gốm chạm đồng; Thạp gốm Tứ linh; Bộ sản phẩm đồ thờ bằng; Bộ sản phẩm đồ thờ men rạn giả cổ đắp nổi; Tác phẩm: Chóe, đèn, và thạp gốm mem rạn hoa văn đắp nôi; Bộ đỉnh hạc, Bát hương, lọ Lộc bình trưng bầy tại chùa Kim Trúc Tự; Đôi lộc bình cao 1,6 m và Lư hương có đường kính 50 cm bằng gốm men rạn cổ truyền hoa văn đắp nổi; Bát hương, Lọ lộc bình, chóe; Tác phẩm đôi lọ Lộc bình gốm cao 2,2m; Tác phẩm Đôi chân đèn men lam thời Mạc; Tác phẩm lọ Lộc bình dát vàng; Tác phẩm Vò men hoàng thổ; Tác phẩm mới “Bộ đồ thờ gốm men lam dát vàng”; Đôi Nghê đèn….

Năm 2013, UBND thành phố Huế chứng nhận anh PhạmVăn Đạt đã tham gia tích cực và góp phần quan trọng cho thành công của Festival nghề truyền thống Huế 2013 (tháng 5/2013); Năm 2014, anh được Ban tổ chức chương trình thương hiệu truyền thống, gia truyền làng nghề Việt tặng cúp bàn tay vàng; Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế chứng nhận đã tích cực tham gia Festival Huế 2014, 2015, 2017; Năm 2017: Bộ trưởng Bộ Công Thương tặng Bằng khen.

Tác phẩm: Chóe, đèn, và thạp gốm mem rạn hoa văn đắp nổi được trưng bầy tại Triển lãm gốm sứ “Kế thừa và phát triển” tại Bảo tàng Hà Nội; Thi công, trùng tu tôn tạo nhiều hạng mục và có nhiều tác phẩm: Bộ đỉnh hạc, Bát hương, lọ Lộc bình trưng bầy tại chùa Kim Trúc Tự; Đôi lộc bình cao 1,6m và Lư hương có đường kính 50cm bằng gốm men rạn cổ truyền hoa văn đắp nổi tại di tích Chùa Một mái;

Ngoài ra anh cũng có nhiều sản phẩm gốm men rạn cổ truyền hoa văn đắp nổi trưng bày tại chùa Bồ đề; Bát hương, Lọ lộc bình, chóe đặt tại Đền Trần huyện Hưng Hà Thái Bình; Tác phẩm đôi lọ Lộc bình gốm cao 2,2m; Tác phẩm Đôi chân đèn men lam thời Mạc; Tác phẩm lọ Lộc bình dát vàng; Tác phẩm Vò men hoàng thổ; Tác phẩm mới “Bộ đồ thờ gốm men lam dát vàng”; Đôi Nghê đèn…. Đặc biệt với sản phẩm Đôi Lộc bình cao 1,6m và Lư hương của anh được đặt tại Di tích lịch sử Quốc gia - Chùa Một mái.

Năm 2013 với sản phẩm Bát hương gốm men rạn cổ truyền; đĩa gốm chạm đồng; Thạp gốm Tứ linh của anh Phạm Văn Đạt được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thành phố Hà Nội; Bộ sản phẩm đồ thờ bằng gốm là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc-năm 2014; Bộ sản phẩm đồ thờ men rạn giả cổ đắp nổi là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015 (xác nhận của Bộ Công Thương cho Cty TNHH Sản xuất và thương mại dịch vụ Bảo Long, Bát Tràng).

Với những tác phẩm tiêu biểu và sự đóng góp của mình trong khôi phục dòng gốm men rạn năm 2020 nghệ nhân Phạm Văn Đạt đã vinh dự được Bộ Công Thương phong tặng nghệ nhân ưu tú.

Hải Yến

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/nghe-nhan-pham-van-dat-thoi-hon-vao-gom-tam-linh-viet-149524.html