Nghệ nhân ưu tú Phạm Ngọc Giới làm theo lời Bác
Bằng tấm lòng nhiệt huyết, tình yêu với nghệ thuật truyền thống, nhiều năm qua, ông Phạm Ngọc Giới ở xóm 10, xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh đã mang lời ca tiếng hát cùng những làn điệu chèo vang xa, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân.
Ông Giới tâm sự: Từ nhỏ ông đã yêuthích ca hát và hoạt động văn nghệ quần chúng. Khi 17 tuổi, ông tham gia vàođội văn nghệ của xã, được cụ Cả Nghệ - người thầy đầu tiên phát hiện ông cókhiếu hát chèo tận tình truyền dạy cho ông biết hát nhiều làn điệu chèo cổ.
Những năm tháng trong quân ngũ, tiếng hát chèo lại cùng ông theo mỗi bước hànhquân, trong lúc giải lao, những điểm dừng chân, những buổi liên hoan văn nghệcủa đơn vị. Trở về địa phương, ông Giới tham gia công tác tại xã, trải quanhiều cương vị khác nhau, tuy bận nhiều công việc song ông vẫn dành thời giantham gia hoạt động nghệ thuật để giữ gìn và phát triển nghệ thuật hát chèo củađịa phương.
Năm 2004 về nghỉ hưu, sinh hoạt tại chi bộ xóm 10, Đông Cường, xãKhánh Cường, bản thân ông luôn xác định vai trò tiền phong gương mẫu của ngươìđảng viên, tích cực học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là Chỉ thịsố 05- CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bằng những việc làm thiết thực, ôngGiới đã dành nhiều thời gian sưu tầm, tìm hiểu nhiều bài viết, nhiều câu chuyệnkể về Bác, tự rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách củaBác nhất là trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ quần chúng ở cơ sở.
Gần 50 năm gắn bó với phong trào vănnghệ quần chúng, từ học hỏi đến lưu giữ các làn điệu chèo truyền thống, cả hát,múa, nhạc cụ ông Giới đều sử dụng thành thạo và có kiến thức vững về bộ mônnghệ thuật chèo.
Ông đã sáng tác được nhiều kịch bản chèo và rất nhiều các bàihát chèo, chủ đề chủ yếu là phản ảnh hơi thở của cuộc sống trên các lĩnh vựcđời sống xã hội. Các kịch bản, bài hát chèo tập trung tuyên truyền các nhiệm vụchính trị của địa phương, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương đất nước đôỉmới, gương người tốt việc tốt…được các đơn vị, câu lạc bộ dàn dựng và biêủdiễn, một số bài hát chèo đã được phát trên các phương tiện thông tin đạichúng.
Với niềm đam mê nghệ thuật chèo, hiểu biết về chèo, ông đã được Phòngvăn hóa Thông tin huyện Yên Khánh mời truyền dạy cho 7 CLB trong xã, tronghuyện và đào tạo được rất nhiều học trò xuất sắc.
Quá trình tham gia hoạt động phong tràovăn nghệ quần chúng ở cơ sở, ông Giới đã góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ ở địa phươngphát triển. Với sự đóng góp công sức trí tuệ cho hoạt động nghệ thuật, ông Giơíđã được UBND huyện Yên Khánh tặng giấy khen, UBND tỉnh Ninh Bình tặng bằngkhen, được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp vănhóa.
Đặc biệt, năm 2015 ông vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu“Nghệ nhân ưu tú’. Năm 2018, được BanChỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Yên Khánh cấp giấy chứng nhậnmô hình điển hình “Nhân rộng và bảo tồn Nghệ thuật hát chèo” giai đoạn 2016-2020. ông đã giành nhiều thời gian bám sát các CLB chèo trong xã, trong huyệnhướng dẫn luyện tập, mở rộng tới cả các cháu học sinh với mong muốn làm sao chonhiều người biết hát chèo để góp phần bảo tồn lưu giữ các làn điệu chèo truyềnthống của cha ông, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Từ đó, ông Giới đã sángtác thêm một số kịch bản được dàn dựng biểu diễn, trong đó có hoạt cảnh chèo:“Đọng lại một niềm tin” - nói về công tác an ninh an toàn trong khu, cụm côngnghiệp, “Tôi quyết làm theo”- nội dungvề việc thay đổi nhận thức của nông dân để làm ra các sản phẩm nông nghiệpsạch; sáng tác một số bài hát chèo tuyên truyền huyện Yên Khánh về đích nôngthôn mới, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác, 60 năm Bác Hồ vềthăm Ninh Bình và kỷ niệm 25 năm tái lập huyện Yên Khánh. Nội dung các bài hátchèo tập trung ca ngợi chặng đường đi lên của địa phương trên các lĩnh vực làmtheo Di chúc của Người.
Tâm sự với chúng tôi, ông Giới chobiết: mặc dù trong điều kiện hiện nay chèo đang gặp rất nhiều khó khăn, mộtphần do các nghệ nhân cao tuổi đang thưa dần nhiều người do sức khỏe không cònhoạt động được, lớp trẻ thì mải lo làm ăn không có thời gian tham gia, rồi cácloại hình nghệ thuật khác lấn át và nhiều lý do khác. Song, với niềm đam mê,trách nhiệm của người “Nghệ nhân ưu tú”, ông luôn cố gắng đầu tư thời gian côngsức với mong muốn sáng tác được nhiều tác phẩm chèo, truyền dạy cho nhiều ngươìbiết hát chèo để cùng nhau lưu giữ bảo tồn nghệ thuật chèo truyền thống của chaông, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Khải Hoàn