Nghệ thuật Bài chòi, món ăn tinh thần của người dân Trung Bộ

Nghệ thuật Bài chòi là loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính sáng tạo, vừa là trò chơi dân gian, món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Trung Bộ.

Nghệ thuật Bài chòi là một trong bộ môn nghệ thuật truyền thống độc đáo, gần gũi thể hiện tâm tư tình cảm, cuộc sống sinh hoạt của bà con miền Trung Bộ. Cách thức và không gian trình diễn nghệ thuật Bài chòi mỗi nơi có một lối riêng, mang truyền thống của từng vùng đất nhưng tựu chung vẫn thể hiện đầy đủ các yếu tố giải trí, cầu may và sự cố kết cộng đồng trong cuộc vui vào mỗi dịp lễ, tết.

Nghệ thuật Bài chòi, món ăn tinh thần của người dân Trung Bộ

Nghệ thuật Bài chòi, món ăn tinh thần của người dân Trung Bộ

Nghệ thuật Bài chòi là loại hình nghệ thuật đa dạng, kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa, ngôn ngữ, tập tục… Trong nghệ thuật Bài chòi được chuyển tải một cách giản dị, tự nhiên, tạo sức hấp dẫn với công chúng, trở thành sinh hoạt văn hóa thiết yếu và phổ biến khắp miền Trung. Vì thế mà sinh hoạt Bài chòi trở thành môi trường thực hành và sáng tạo nghệ thuật, đồng thời cũng là nơi bảo tồn vốn văn nghệ dân gian, phong cách trình diễn và các giá trị văn hóa vùng miền. Với khả năng trao truyền các tri thức văn hóa dân gian thông qua trò chơi và việc trình diễn, Bài chòi đã trở thành hình thức sinh hoạt cộng đồng mang tính giáo dục cao, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

Bài chòi là loại hình nghệ thuật đa dạng

Bài chòi là loại hình nghệ thuật đa dạng

Nghệ thuật Bài chòi chuyển tải một cách giản dị, tự nhiên

Nghệ thuật Bài chòi chuyển tải một cách giản dị, tự nhiên

Bài chòi đã trở thành hình thức sinh hoạt cộng đồng

Bài chòi đã trở thành hình thức sinh hoạt cộng đồng

Có thể thấy, nghệ thuật Bài chòi mang trong nó hơi thở nóng hổi của cuộc sống hiện đại, vừa chứa đựng vẻ dịu dàng, duyên dáng của một nét văn hóa truyền thống đầy ý nghĩa. Chính vì thế nghệ thuật Bài chòi trở thành nếp sinh hoạt văn hóa, là món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều tầng lớp nhân dân trong khu vực miền Trung, thu hút cả người già và lớp trẻ ở mọi vùng miền.

Bài chòi có hai hình thức, trình diễn và chơi Bài chòi

Bài chòi có hai hình thức, trình diễn và chơi Bài chòi

Việc UNESCO ghi danh nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2017 khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Anh hiệu, nhân vật trung tâm của Bài chòi, là người hát hay, có tài ứng tác rất linh hoạt

Anh hiệu, nhân vật trung tâm của Bài chòi, là người hát hay, có tài ứng tác rất linh hoạt

5 năm qua, từ khi nghệ thuật Bài chòi Trung bộ được UNESCO ghi danh, các tỉnh (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng) đã nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản, thêm sức sống cho loại hình nghệ thuật này.

Du khách tham gia nghệ thuật Bài chòi

Du khách tham gia nghệ thuật Bài chòi

Bên cạnh những đoàn Ca kịch Bài chòi truyền thống các tỉnh Trung Bộ còn có nhiều nhóm, Câu lạc bộ bài chòi dân gian thành lập hoạt động tại các địa phương, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng, góp phần phục vụ du lịch, giúp đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến loại hình nghệ thuật này. Nhờ đó nghệ thuật Bài chòi các tỉnh đã lan tỏa rộng khắp, được đông đảo công chúng mộ điệu. Điều đáng mừng sau 5 năm, nghệ thuật Bài chòi dân gian từng bước khôi phục, đã khẳng định được chỗ đứng trong cộng đồng, trở thành món ăn tinh thần trong đời sống của người dân Trung Bộ.

Nghệ thuật Bài chòi khẳng định chỗ đứng trong cộng đồng

Nghệ thuật Bài chòi khẳng định chỗ đứng trong cộng đồng

Để gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật Bài chòi những năm qua, chính quyền cũng như người dân các tỉnh Trung Bộ đã có nhiều cố gắng tổ chức nhiều chương trình, hoạt động, đề án, hội thảo… nhằm phát triển quảng bá giá trị di sản nghệ thuật Bài chòi. Đó là động lực, tiếp lửa để nghệ thuật Bài chòi ngày càng lan tỏa và phổ biến hơn nữa trong lòng người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung bởi những giá trị độc đáo, nhân văn, hữu ích mà nó mang lại.

Phạm Tiệp

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/nghe-thuat-bai-choi-mon-an-tinh-than-cua-nguoi-dan-trung-bo-229480.html