Nghệ thuật chuyển tải tính cách dân tộc với biểu tượng của các quốc gia

Biểu tượng như dấu ấn, như một thông điệp mà thế hệ đi trước để lại, nhắn nhủ thế hệ sau; như những nét cô đọng lại mang nhiều ý nghĩa hơn cả thông điệp cho con cháu, đó là những điểm đẹp, đặc biệt trong tính cách, con người của một dân tộc. Vì thế những biểu tượng qua thời gian được khẳng định, duy trì và gìn giữ là tượng đài vô giá.

Tháp Bút Chì (Hoa Kỳ).

Những ngày đầu tiên đặt chân đến Washington DC, lọ mọ một người một xe dùng GPS chạy từ Đông sang Tây từ Bắc sang Nam, nhưng chỉ cần đỉnh ngọn Tháp Bút chì (Washington Monument) hiện ra dù trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào rõ hay mờ, là tôi có thể tắt định vị và an toàn về nhà.

Cái hình khối màu trắng ngà ấy như cây bút chỉ hiện lên trên nền trời xanh ngắt ấy dần dần trở thành một trong những đường nét thân thương gợi nhớ về Hà Nội, với Bút Tháp kề bên cầu Thê Húc ngay lối vào đền Ngọc Sơn ngụ giữa trái tim của Hà Nội - Hồ Gươm. Hay nhớ đến tháp Eiffel hoa lệ biểu tượng cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật của Paris và nhớ cả những năm tháng sống bên tháp Monas ở Jakasta - Indonesia.

Biểu tượng là sự sắp đặt tự do, hài hòa hay thể hiện tinh thần, tính cách của mỗi dân tộc?

Biểu tượng của mỗi Thủ đô đều là dấu ấn lịch sử của mỗi dân tộc thể hiện ý chí, khát vọng thậm chí tích cách của con người sở tại. Người Việt vốn chất phác, dễ gần và hiền nên các công trình mang biểu tượng cũng kế thừa tính cách này của dân tộc nên thường Hóa (hài hòa với xung quanh) hơn là Chế (nổi bật và chế ngự).

Với quan niệm tham sinh kỵ khắc đã in đậm trong tính cách của người Việt, nên hầu hết các công trình kiến trúc nói chung và biểu tượng nói riêng, đều rất giản dị, hòa quyện với cảnh vật xung quanh, từ bút tháp ngụ tại đền Ngọc Sơn, đến chùa Bút Tháp kề bên sông Hương hay chùa Một Cột - một công trình kiến trúc trên vỏn vẹn 6m2 gây kinh ngạc tới giới làm kiến trúc và nghệ thuật trên thế giới khi ghé thăm Hà Nội.

Tháp Rùa - Hồ Gươm (Việt Nam).

Chùa Một Cột hiện nay bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong, dựng trên cột cao 4m đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có “Lưỡng long chầu nguyệt”.

Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng tượng trưng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” trên các mái đình đền, chùa chiền không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh, mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa.

Những biểu tượng kiến trúc này nói lên tâm tính hồn hậu, thanh nhẹ của người Việt cũng như sự sắp đặt tài tình, uyển chuyển, dường như không gian hay địa thế ít có thể làm khó được người Việt.

Mỹ là hợp chúng quốc, tinh thần của người Mỹ cởi mở và họ biết điều gì sẽ xây dựng lên một quốc gia đa sắc tộc độc đáo và hùng mạnh, chính là họ muốn quốc gia của họ như một đĩa sa-lát, mỗi nguyên liệu tạo nên đĩa sa-lát đó vẫn giữ nguyên hương vị tươi ngon chứ không phải là nồi lẩu, các nguyên liệu biến chất và bị hun ép thành một mùi vị khác.

Vì thế, người Mỹ sẵn sàng tiếp thu và làm mạnh những kiến thức từ nhiều vùng miền, dân tộc khác nhau trên thế giới và biểu tượng tháp bút chì của họ là một minh chứng rõ nét - đơn giản, mạnh mẽ với đường nét dứt khoát.

Nằm vị trí trung tâm giao cắt trục Đông (tòa nhà Quốc hội Mỹ) - Tây (nhà tưởng niệm cố Tổng thống Abraham Lincoln). Trục Bắc (Nhà Trắng) và Nam (nhà tưởng niệm cố Tổng thống Thomas Jefferson - nơi nhìn thằng ra hồ Tidal).

Khi bạn đi dạo bộ hay lái xe quanh khu vực này bất kỳ đâu cũng nhìn thấy tháp bút chì, mỗi góc độ và không gian thời gian sẽ đem lại những cảm giác khác nhau và mang một thông điệp rất rõ ràng - người Mỹ sẽ làm mọi thứ vì chính nghĩa.

Còn nhìn chút về khía cạnh quy luật và bài trí phong thủy, cách bố cục này dựa trên hành thuyết Ngũ Hành theo chiều thổ sinh kim, kim sinh thủy và đích hướng tới là trục Bắc (nhà Trắng).

Đây chính là nét độc đáo trong tính cách và sẵn sàng tiếp thu những nét đẹp một cách khoa học, cởi mở khôn ngoan của người Mỹ. Bởi, nếu xét sâu về bố cục và vị trí nhìn từ trên cao, tòa Bạc Ốc trông không khác gì một cây thánh giá. Có thể thấy hướng đẹp nhất của tòa Bạch Ốc chính là hướng Nam, vì hướng này dõi ra một bãi cỏ rộng lớn, tầm nhìn quang đãng; phía xa thấy được cả sông. Hướng này án ngữ là vị trí tháp Bút Chì (đài tượng niệm Tổng thống Washington).

Nhiều quan niệm trái chiều cho việc đặt tháp Bút Chì tại vị trí này, nhưng xét về khoa học phong thủy ứng dụng, Bút Tháp nằm đó án ngữ hướng đẹp nhất cũng là trấn giữ địa thế đắc địa của tòa Bạch Ốc, đầu tiên là sông Potomac, dòng chảy của con sông theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam, lượng nước dồi dào. Nước từ phía Tây chính là dấu hiệu của tiền tài sung mãn. Còn lượng nước lớn ám chỉ một tiềm lực quân sự hùng mạnh.

Chưa hết, điểm đại cát thứ hai của Nhà Trắng là lượng nước lớn ở phía Nam, vốn do sông Potomac đổ thẳng ra vịnh Chesapeake. Nếu nhìn từ bản đồ, có thể thấy rõ từ Nhà Trắng dõi xuống phía Nam là một ngã ba sông, địa thế rất tốt. Chính vì địa thế tốt nên có nhiều bài học xương máu trong quá khứ mà phải chăng người Mỹ áp dụng khoa học phong thủy pha trộn Đông - Tây để trấn giữ nguồn mạch quý giá này.

Đây chỉ là suy đoán, còn cũng có thể việc bài trí, sắp đặt nhằm đem đến tổng thể kiến trúc hài hòa, cân đối và đẹp mắt cũng như tính ứng dụng cao chỉ đơn giản là nghệ thuật sắp đặt mạch lạc, khoa học.

Tháp Eiffel (Pháp).

Từ cột thép kinh dị bị chối bỏ đến điểm đến và biểu tượng số một của Paris hoa lệ là chặng đường kiên quyết và rất dài. Tháp Eiffel cho thấy cách phô diễn một trong những tính cách hào nhoáng sẵn sàng đương đầu với cái mới cũng như thể hiện vị thế trong nền công nghiệp của nước Pháp cách đây hơn 130 năm.

Vào lúc bấy giờ, hơn 300 nghệ sĩ và giới trí thức Paris đã ký vào bản phản đối được đăng trên tờ báo Le Temps vào ngày Valentine năm 1887. Họ cho rằng, nền nghệ thuật và lịch sử Pháp bị đe dọa bở kiến trúc “thép kỳ quặc” này. Có người còn nói rằng, nó là “cột thép nhà máy khổng lồ màu đen” quái dị, khổng lồ, phá tan kiến trúc Pháp.

Tháp Eiffel hoàn thành vào ngày 31/3/1889, vốn có tên nguyên thủy là Tháp 300m, không hề được người dân Paris ủng hộ như mọi người vẫn tưởng. Thử tưởng tượng nước Pháp nếu lúc bấy giờ cân nhắc, do dự theo số đông và Paris không có tòa tháp này liệu có thể thu hút hàng năm nhiều triệu người từ khắp nơi đổ về chỉ để “check in” nơi chân tháp.

Đài tượng niệm Monas (Indonesia).

Đài tượng niệm Monas được xây dựng trên quảng trường Merdeka là biểu tượng tinh thần dân tộc của người Indonesia, với đỉnh là một ngọn lửa mạ 38kg vàng. Được người dân địa phương biết đến với tên gọi đơn giản là Monas, Đài tưởng niệm Quốc gia được xây dựng để ghi nhớ những cuộc đấu tranh của nhân dân Indonesia trong cuộc chiến chống thực dân.

Công trình được khởi xướng bởi Tổng thống đầu tiên của nước này - Ir. Soekarno, dưới sự hướng dẫn của kiến trúc sư Frederich Silaban. Đứng ở độ cao 137m, chiếc chày và cối khổng lồ thể hiện rằng Indonesia là một quốc gia nông nghiệp, trong khi ngọn lửa vàng ở trên đầu tượng trưng cho tinh thần không bao giờ bị dập tắt của người dân.

Các National Monument, hoặc Monas (dạng rút gọn của tên của nó trong tiếng Bahasa - Monumen Nasional), là một dự án của Tổng thống đầu tiên của Indonesia – Sukarmo (các Java thường sử dụng một tên duy nhất).

Trong suốt triều đại hỗn loạn của mình, Sukarno đã tìm cách mang lại Indonesia cùng với các biểu tượng hữu hình của chủ quyền quốc gia, như nhà thờ Hồi giáo Istiqal là nỗ lực của mình để đoàn kết Hồi giáo Indonesia, các Monas là nỗ lực của mình để tạo ra một đài tưởng niệm lâu dài cho phong trào độc lập của Indonesia.

Cao chót vót trên Merdeka (Tự do) Quảng trường ở Gambir, Trung Jakarta, Người Inđô hay lắp ghép con số kỷ niệm vào chính những nơi họ sống, vì thế những con số 8, 17, và 45, nghe lại nhớ đến ngày 17/8/1945, ngày tuyên bố độc lập của Indonesia - những con số tự biểu hiện trong mọi thứ, từ chiều cao của tháp (117,7m) vào vùng của nền tảng này nó đứng trên (45m2), thậm chí xuống đến số lượng lông trên một tác phẩm điêu khắc Garuda mạ vàng trong Thiền Đường (8 lông trên đuôi của nó, 17 lông mỗi cánh, và 45 lông trên cổ) cho thấy họ muốn và mong ngóng một đất nước với biểu tượng quốc gia gắn kết những thời điểm, thời khắc quan trọng của dân tộc.

Thời gian của một đời người là hữu hạn, dài nhất cũng chỉ chừng trăm năm, thời gian của một thế hệ dài hơn, thời gian của một dân tộc còn hơn nữa, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia. Biểu tượng như dấu ấn, nhưng một thông điệp mà thế hệ đi trước để lại, nhắn nhủ thế hệ sau như những nét cô đọng lại mang nhiều ý nghĩa hơn cả thông điệp cho con cháu đó là những điểm đẹp, đặc biệt trong tính cách, con người của một dân tộc vì thế những biểu tượng qua thời gian được khẳng định, duy trì và gìn giữ là tượng đài vô giá.

Nguyễn Thị Kim Chi (từ Washington DC)

Nguồn Xây Dựng: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/van-hoa-the-thao/nghe-thuat-chuyen-tai-tinh-cach-dan-toc-voi-bieu-tuong-cua-cac-quoc-gia.html