Nghệ thuật kiến trúc độc đáo của Di tích quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng

Đình Đại Phùng được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ xoan, là một trong những kiệt tác kiến trúc đặc trưng thế kỷ 17 với kiểu 'chồng giường - giá chiêng - hạ kẻ'.

Nằm cách trung tâm TP Hà Nội gần 20km, đình Đại Phùng thuộc thôn Đại Phùng (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) là một trong những ngôi đình cổ, với nghệ thuật kiến trúc gỗ "có một không hai".

Nằm cách trung tâm TP Hà Nội gần 20km, đình Đại Phùng thuộc thôn Đại Phùng (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) là một trong những ngôi đình cổ, với nghệ thuật kiến trúc gỗ "có một không hai".

Đình Đại Phùng được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, thờ Đức Thánh Tích Lịch Hỏa Quang Thượng đẳng thần và tướng quân Vũ Hùng - người có công dẹp giặc dưới thời nhà Trần ở thế kỷ XIV.

Đình Đại Phùng được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, thờ Đức Thánh Tích Lịch Hỏa Quang Thượng đẳng thần và tướng quân Vũ Hùng - người có công dẹp giặc dưới thời nhà Trần ở thế kỷ XIV.

Năm 1991, đình Đại Phùng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia. Đến năm 2019, ngôi đình cổ này được Thủ tướng quyết định và công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Khu di tích nằm trên khuôn viên rộng 2.542 m2 ở trung tâm làng Đại Phùng.

Khu di tích nằm trên khuôn viên rộng 2.542 m2 ở trung tâm làng Đại Phùng.

Về kiến trúc, đình Đại Phùng có ba hạng mục chính: tiền tế, đại bái và hậu cung.

Về kiến trúc, đình Đại Phùng có ba hạng mục chính: tiền tế, đại bái và hậu cung.

Toàn bộ cấu kiện nguyên thủy được làm bằng gỗ xoan, kết cấu theo kiểu “chồng giường - giá chiêng - hạ kẻ” với 64 cột lớn, đường kính cột lớn nhất trên 0,6 m.

Toàn bộ cấu kiện nguyên thủy được làm bằng gỗ xoan, kết cấu theo kiểu “chồng giường - giá chiêng - hạ kẻ” với 64 cột lớn, đường kính cột lớn nhất trên 0,6 m.

Giá trị lớn nhất ở đình Đại Phùng chính là trang trí kiến trúc còn giữ nguyên giá trị điêu khắc nghệ thuật thế kỷ XVII, các mảng chạm khắc dày đặc với gần 1.000 họa tiết có giá trị văn hóa nghệ thuật cao.

Giá trị lớn nhất ở đình Đại Phùng chính là trang trí kiến trúc còn giữ nguyên giá trị điêu khắc nghệ thuật thế kỷ XVII, các mảng chạm khắc dày đặc với gần 1.000 họa tiết có giá trị văn hóa nghệ thuật cao.

Năm 2010, đình Đại Phùng được tu bổ, tôn tạo tổng thể. Một số cột gỗ xoan được thay thế bằng gỗ lim. Các họa tiết đặc biệt quý hiếm của đình Đại Phùng vẫn được bảo tồn nguyên giá trị vốn có.

Năm 2010, đình Đại Phùng được tu bổ, tôn tạo tổng thể. Một số cột gỗ xoan được thay thế bằng gỗ lim. Các họa tiết đặc biệt quý hiếm của đình Đại Phùng vẫn được bảo tồn nguyên giá trị vốn có.

Nghệ thuật chạm khắc của đình rất đặc sắc, với gần 1.000 họa tiết mang giá trị văn hóa cao, thể hiện những hình tượng như "Vinh quy bái tổ", "Tiên tắm đầm sen" và "Đấu vật"...

Đình Đại Phùng còn là kho bảo tồn và lưu trữ một khối di vật phong phú như long ngai bài vị, bát hương, hương án, y môn, cửa võng, bát bửu, kiệu… cùng một số đồ thờ tự có niên đại trải dài từ thế kỷ 17 đến 19.

Đình Đại Phùng còn là kho bảo tồn và lưu trữ một khối di vật phong phú như long ngai bài vị, bát hương, hương án, y môn, cửa võng, bát bửu, kiệu… cùng một số đồ thờ tự có niên đại trải dài từ thế kỷ 17 đến 19.

Ngày 15/2 (18 tháng Giêng), tại Di tích quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng.

Ngày 15/2 (18 tháng Giêng), tại Di tích quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/nghe-thuat-kien-truc-doc-dao-cua-di-tich-quoc-gia-dac-biet-dinh-dai-phung-ar925952.html