Nghị định 98/2020/NĐ-CP chú trọng bảo vệ quyền lời người tiêu dùng

Nghị đinh số: 98/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ 15/10/2020 QĐ về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động TMSX, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nghị đinh số 98/2020/NĐ-CP bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nghị đinh số 98/2020/NĐ-CP bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các hành vi vi phạm hành chính, mức xử phạt, các hình thức xử phạt trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng được cụ thể hóa trong Nghị định này.

Nghị định này điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam. Nghị định này quy định rõ, các hành thức xử phạt vi phạm sẽ từ cảnh cáo, phạt tiền đối với những vi phạm chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự, ngoài ra còn có các hình thức xử phạt bổ sung và có biện pháp buộc khắc phục hậu quả. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức.

Nghị định 98 quy quy định rất rõ ràng cụ thể các hành vi vi phạm thương mại, từ hành vi kinh doanh dịch vụ cấm, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa nhập lậu đến hàng hóa quá hạn sử dụng, không có nguồn gốc xuất xứ. Các hành vi vi phạm về kinh doanh rượu bia, đầu cơ hàng hóa, găm hàng, vi phạm hoạt động xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa cũng được quy định cụ thể trong nghị định này. Đi kèm với nó là các chế tài xử phạt cụ thể với mức phạt tiền tăng cao so với các quy định trước đây.

Những người buôn bán hàng xách tay có thể sẽ chịu mức phạt nặng theo quy định tại nghị định này nếu kinh doanh hàng xách tay như mỹ phẩm, thuốc... không có hóa đơn, chứng từ, không làm thủ tục hải quan mà giá trị hàng hóa trên 100 triệu đồng thì mức phạt với tổ chức vi phạm lên đến 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng với đối tượng vi phạm là tổ chức. Hàng nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn… thuộc danh mục những mặt hàng bị phạt nặng nếu vi phạm.

Đặc biệt, các hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vi phạm về thương mại điện tử cũng được nêu chi tiết trong nghị định 98. Có thể thấy quyền lợi người tiêu dùng đã được chú trọng bảo vệ sau khi nghị định này có hiệu lực thi hành.

Nghị định 98/2020/NĐ-CP thay thế cho các nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013; Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 và Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018.

Đan Hà

Nguồn CL&XH: https://conglyxahoi.net.vn/doanh-nhan-doanh-nghiep/nghi-dinh-982020nd-cp-chu-trong-bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-58242.html