Nghị lực của nạn nhân da cam

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ, phần lớn là chất da cam/Dioxin, làm hủy hoại môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hàng triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam, nhiều thế hệ người Việt Nam phải chịu đựng sự đau đớn về thể xác và tinh thần, người sinh ra bị mù mắt, gù lưng, bại não, chân tay dị tật..., cuộc sống vô cùng khó khăn.

Con đường đi đến thành công với người bình thường đã khó, với nạn nhân chất độc da cam/Dioxin lại càng gian nan gấp trăm ngàn lần. Thế nhưng, với tinh thần “tàn nhưng không phế”, dù mang trong mình nỗi đau bệnh tật, có rất nhiều nạn nhân da cam ở tỉnh Cà Mau nói chung, ở huyện Thới Bình nói riêng luôn thể hiện khát khao sống mãnh liệt, chiến thắng nỗi đau tật nguyền, vươn lên trong cuộc sống.

Báo Cà Mau giới thiệu một số nạn nhân da cam ở huyện Thới Bình, tiêu biểu cho ý chí, nghị lực phi thường trong tạo dựng cuộc sống.

Bà Võ Thị Xa (60 tuổi), ấp Nguyễn Huế, xã Tân Bằng, di chứng chất độc da cam đã làm cho thân thể bà dị tật teo cơ, gù lưng. Thế nhưng, bà có nghị lực sống phi thường, vượt qua khiếm khuyết của bản thân, bà đã vươn lên bằng nghề đan mê bồ, mỗi ngày có thu nhập gần 100 ngàn đồng, đủ trang trải cuộc sống.

Bà Võ Thị Xa (60 tuổi), ấp Nguyễn Huế, xã Tân Bằng, di chứng chất độc da cam đã làm cho thân thể bà dị tật teo cơ, gù lưng. Thế nhưng, bà có nghị lực sống phi thường, vượt qua khiếm khuyết của bản thân, bà đã vươn lên bằng nghề đan mê bồ, mỗi ngày có thu nhập gần 100 ngàn đồng, đủ trang trải cuộc sống.

Anh Lê Văn Thảo (con thương binh), ấp Nguyễn Tòng, xã Biển Bạch Ðông, nạn nhân chất độc da cam, vượt lên số phận bằng nghề làm ruộng, nuôi tôm, cua. Anh Thảo cùng gia đình sống nhờ 10 công ruộng, mỗi năm thu nhập vài chục triệu đồng, phần nào ổn định cuộc sống.

Anh Lê Văn Thảo (con thương binh), ấp Nguyễn Tòng, xã Biển Bạch Ðông, nạn nhân chất độc da cam, vượt lên số phận bằng nghề làm ruộng, nuôi tôm, cua. Anh Thảo cùng gia đình sống nhờ 10 công ruộng, mỗi năm thu nhập vài chục triệu đồng, phần nào ổn định cuộc sống.

Chị Trần Thị Nga (con liệt sĩ), ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Ðông, là nạn nhân chất độc da cam có cuộc sống khó khăn. Hàng ngày, chị Nga phải bươn chải bằng nghề đan đát lục bình, trồng màu để nuôi sống bản thân. Không những thế, chị Nga còn chăm sóc người thân bị tai biến bại liệt.

Chị Trần Thị Nga (con liệt sĩ), ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Ðông, là nạn nhân chất độc da cam có cuộc sống khó khăn. Hàng ngày, chị Nga phải bươn chải bằng nghề đan đát lục bình, trồng màu để nuôi sống bản thân. Không những thế, chị Nga còn chăm sóc người thân bị tai biến bại liệt.

Chị Nguyễn Thị Khá (sinh năm 1977), là con cựu chiến binh ở ấp Cái Bát, xã Hồ Thị Kỷ. Di chứng chất độc da cam đã làm cho đôi chân chị teo cơ gần như bại liệt. Nhưng với nghị lực phi thường, chị đã học rất nhiều nghề như: thêu, may, đan đát. Hiện nay, chị mở tiệm may, mỗi tháng thu nhập trên 5 triệu đồng, ổn định cuộc sống.

Chị Nguyễn Thị Khá (sinh năm 1977), là con cựu chiến binh ở ấp Cái Bát, xã Hồ Thị Kỷ. Di chứng chất độc da cam đã làm cho đôi chân chị teo cơ gần như bại liệt. Nhưng với nghị lực phi thường, chị đã học rất nhiều nghề như: thêu, may, đan đát. Hiện nay, chị mở tiệm may, mỗi tháng thu nhập trên 5 triệu đồng, ổn định cuộc sống.

Huỳnh Lâm thực hiện

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/nghi-luc-cua-nan-nhan-da-cam-a28886.html