Nghị sỹ Quốc hội CHLB Đức tham quan một số mô hình nông nghiệp tại Hà Tĩnh

Chiều 7/3, đoàn công tác của Ủy ban Ngân sách Quốc hội nước CHLB Đức do Tiến sỹ Sebasbian Schafer - Nghị sỹ Quốc hội CHLB Đức, Giám đốc Bộ phận Ngân sách làm Trưởng đoàn cùng đoàn công tác của Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ tại Việt Nam và Lào đến tham quan một số mô hình thuộc dự án SIPA tại Hà Tĩnh.

Tại huyện Hương Sơn, đoàn đã đến tham quan mô hình thuộc dự án phát triển hệ sinh thái vườn đồi tổng hợp của gia đình ông Phan Văn Đăng ở thôn Vực Rồng, xã Sơn Tiến. Ông Đăng là một trong 14 hộ dân tại 2 huyện Hương Sơn và Can Lộc được tham gia dự án.

Tại huyện Hương Sơn, đoàn đã đến tham quan mô hình thuộc dự án phát triển hệ sinh thái vườn đồi tổng hợp của gia đình ông Phan Văn Đăng ở thôn Vực Rồng, xã Sơn Tiến. Ông Đăng là một trong 14 hộ dân tại 2 huyện Hương Sơn và Can Lộc được tham gia dự án.

Dự án hỗ trợ các hộ dân giống cây lạc dại trồng giữa các hàng cây ăn quả hay ở vùng đất trống; cây dứa trồng 2 hàng sát các đường đồng mức, có tác dụng che phủ, cải tạo đất, chống xói mòn đất vào mùa mưa; hạn chế cỏ dại; mùa nắng giữ độ ẩm cho đất, giảm chi phí về nước tưới. Vườn cây ăn quả được tăng cường bón các loại phân hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng biện pháp tỉa cành tạo tán thích hợp, từ đó tăng khả năng thích ứng của cây trồng, giảm sâu bệnh. Năng suất chất lượng cây ăn quả tăng lên 7 - 10%.

Dự án hỗ trợ các hộ dân giống cây lạc dại trồng giữa các hàng cây ăn quả hay ở vùng đất trống; cây dứa trồng 2 hàng sát các đường đồng mức, có tác dụng che phủ, cải tạo đất, chống xói mòn đất vào mùa mưa; hạn chế cỏ dại; mùa nắng giữ độ ẩm cho đất, giảm chi phí về nước tưới. Vườn cây ăn quả được tăng cường bón các loại phân hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng biện pháp tỉa cành tạo tán thích hợp, từ đó tăng khả năng thích ứng của cây trồng, giảm sâu bệnh. Năng suất chất lượng cây ăn quả tăng lên 7 - 10%.

Cũng tại thôn Vực Rồng, xã Sơn Tiến, đoàn đến tham quan mô hình nuôi ong dựa vào hệ sinh thái vườn, rừng của gia đình ông Đậu Minh Giám. Tham gia mô hình, ông Giám cùng với 35 hộ dân khác được hỗ trợ thùng ong, thùng quay mật, hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong.

Cũng tại thôn Vực Rồng, xã Sơn Tiến, đoàn đến tham quan mô hình nuôi ong dựa vào hệ sinh thái vườn, rừng của gia đình ông Đậu Minh Giám. Tham gia mô hình, ông Giám cùng với 35 hộ dân khác được hỗ trợ thùng ong, thùng quay mật, hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong.

Từ 12 tổ ong ban đầu, đến nay, các mô hình đã tự nhân rộng lên hàng chục tổ/hộ, sản lượng mật đạt bình quân 6 - 8 lít/thùng ong, giá bán dao động 200 - 250 nghìn đồng/lít.

Từ 12 tổ ong ban đầu, đến nay, các mô hình đã tự nhân rộng lên hàng chục tổ/hộ, sản lượng mật đạt bình quân 6 - 8 lít/thùng ong, giá bán dao động 200 - 250 nghìn đồng/lít.

Tiếp đó, đoàn đến tham quan mô hình trồng cỏ chăn nuôi chịu hạn và chất lượng tại thôn Ao Tròn, xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn.

Tiếp đó, đoàn đến tham quan mô hình trồng cỏ chăn nuôi chịu hạn và chất lượng tại thôn Ao Tròn, xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn.

Mô hình có 31 hộ dân tham gia với diện tích 2,6 ha. Mục tiêu của mô hình là chuyển đổi diện tích đất màu sản xuất không hiệu quả sang trồng cỏ chăn nuôi có tính chịu hạn và có giá trị dinh dưỡng cao, phục vụ chăn nuôi. Người dân được hỗ trợ giống cỏ Ghine Mombasa, cứ 20 - 30 ngày là có thể cắt một lứa cỏ, bình quân mỗi lần cắt được 3 kg/m2, giải quyết sự thiếu hụt thức ăn cho gia súc trong mùa khô và sử dụng đất hiệu quả hơn.

Mô hình có 31 hộ dân tham gia với diện tích 2,6 ha. Mục tiêu của mô hình là chuyển đổi diện tích đất màu sản xuất không hiệu quả sang trồng cỏ chăn nuôi có tính chịu hạn và có giá trị dinh dưỡng cao, phục vụ chăn nuôi. Người dân được hỗ trợ giống cỏ Ghine Mombasa, cứ 20 - 30 ngày là có thể cắt một lứa cỏ, bình quân mỗi lần cắt được 3 kg/m2, giải quyết sự thiếu hụt thức ăn cho gia súc trong mùa khô và sử dụng đất hiệu quả hơn.

Tại huyện Can Lộc, đoàn đến tham quan mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh nước ngọt, kết hợp phát triển hệ sinh thái vườn hồ với diện tích 2 ha ở xã Vượng Lộc. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ giống tôm, giống cá, thức ăn, dàn quạt tạo oxy và được hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, cá nước ngọt.

Tại huyện Can Lộc, đoàn đến tham quan mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh nước ngọt, kết hợp phát triển hệ sinh thái vườn hồ với diện tích 2 ha ở xã Vượng Lộc. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ giống tôm, giống cá, thức ăn, dàn quạt tạo oxy và được hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, cá nước ngọt.

Trong quá trình triển khai mô hình, các hộ dân được hướng dẫn kỹ thuật hợp lý, giúp tỷ lệ sống của các đối tượng nuôi tăng lên. Năng suất nuôi tôm càng xanh đạt hơn 1,5 tấn/ha, nuôi cá đạt gần 10 tấn/ha. Mang lại thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm.

Trong quá trình triển khai mô hình, các hộ dân được hướng dẫn kỹ thuật hợp lý, giúp tỷ lệ sống của các đối tượng nuôi tăng lên. Năng suất nuôi tôm càng xanh đạt hơn 1,5 tấn/ha, nuôi cá đạt gần 10 tấn/ha. Mang lại thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm.

Qua tham quan, thành viên đoàn công tác cũng tìm hiểu, trao đổi về quá trình thực hiện, doanh thu của các mô hình và đề xuất tiếp tục hợp tác với tỉnh Hà Tĩnh trong lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới.

Qua tham quan, thành viên đoàn công tác cũng tìm hiểu, trao đổi về quá trình thực hiện, doanh thu của các mô hình và đề xuất tiếp tục hợp tác với tỉnh Hà Tĩnh trong lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới.

Dương Chiến

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/nong-nghiep/nghi-sy-quoc-hoi-chlb-duc-tham-quan-mot-so-mo-hinh-nong-nghiep-tai-ha-tinh/245384.htm