Nghi vấn loài chó sói túi đã tuyệt chủng vẫn còn lởn vởn trên trái đất (Kỳ cuối)
Đến nay, câu chuyện về loài chó sói túi (tên khác là hổ Tasmania) sinh sống tại Australia đã được tuyên bố tuyệt chủng từ năm 1936 nhưng nghi vấn còn lởn vởn trên trái đất qua một số bức ảnh chụp của các nhà khoa học vẫn đang là một bí ẩn gây tò mò...
Bức ảnh bất ngờ
Năm 1981, do có hàng loạt báo cáo về việc phát hiện ra một loài vật khác thường ở phía Tây Nam Australia nên chính phủ đã thuê một chuyên gia theo dõi dấu vết người địa phương tên là Karmel đi điều tra. Ít lâu sau, ông này tuyên bố đã tận mắt nhìn thấy con vật đó và nhận định nó chính là loài chó sói túi. Ngay cả một số người rất cẩn thận khi cho rằng loài sói túi vẫn còn tồn tại ở Tasmania cũng rất khó tin vào báo cáo này. Một là, các hóa thạch cho thấy từ 12.000 ngàn năm lục địa Australia đã không còn chó sói túi tồn tại; Hai là cũng chẳng có bất kỳ chứng cứ nào để chứng tỏ rằng những người thổ dân hoặc những người châu Âu di cư đến từ thế kỷ XIX biết loài động vật này.
Năm 1951, có một người đến viện bảo tàng phía Tây của Australia đưa ra một bức ảnh và một tấm thạch cao có in vết chân mà ông ta cho rằng đó là của một con chó sói túi. Nhưng, chuyên gia động vật học của bảo tàng đã từ chối không thừa nhận những chứng cứ đó. Vài năm sau, có báo cáo nói rằng có một con vật kỳ lạ đang bắt và giết cừu.
Để điều tra vụ này, vị chuyên gia trên đã đến khu rừng Ôxtrâylia truy đuổi thành công và bắn chết con vật gây tai họa đó: đó là một con chó nhà đi hoang. Điều này càng khiến ông nghi ngờ hơn đối với những ghi chép về việc nhìn thấy loài sói túi trên. Trong quá trình điều tra, ông kinh ngạc phát hiện ra rằng, phương thức bắt và giết những con cừu này giống hệt như phương thức bắt và giết thú vật của loài sói có túi, nó khác hẳn so với cách thức của loài chó dại và chó hoang.
Đến tháng 2/1985, mọi nghi ngờ của ông đã được giải đáp. Lúc ấy, Karmel mới đưa cho ông 5 tấm ảnh. Nhũng tấm ảnh này chụp nghiêng hình một con vật đang đào hang ở một gốc cây. Mặc dù mặt nó bị đám lá rậm che khuất, nhưng cái lưng với những đường vằn và chiếc đuôi dài thì rõ ràng đó là đặc trưng của loài chó sói túi. Nhưng Karmel lại không nói bức ảnh được chụp ở đâu mà chỉ mang bản mẫu thạch cao in vết chân của chúng ra mà thôi.
Ông cho rằng, Karmel là người không biết chữ, vậy nhưng những miêu tả của ông này tương đối giống với những ghi chép của các nhà nghiên cứu, điều này khiến nhiều niềm tin vào sự tồn tại của loài chó sói túi được củng cố hơn. Nhưng do những hành vi của Karmel rất kỳ quặc và mập mờ, nên vị chuyên gia nọ tỏ vẻ hoài nghi tấm ảnh kia là ảnh giả.
Sau một hồi thuyết phục rất khó khăn, cuối cùng Karmel đồng ý cho đăng những bức ảnh của ông ta cùng với bài viết của chuyên gia động vật học nọ trên tạp chí. Cho đến lúc đó, Karmel mới đưa ra các tấm phim chụp, và những tấm phim này đã chứng minh ông ta đã gian dối.
Về sau, Douglas đã viết hồi ký đăng trên tạp chí “Động vật học bí ẩn” rằng: “Phim đã bị cắt xén không còn nguyên vẹn; trong một tấm phim còn phát hiện có một hình người tay đang giương khẩu súng săn cỡ nòng 12 milimét; vậy mà ông ta lại nói với tôi rằng, khi chụp ảnh chỉ có một mình ông ta tại hiện trường. Một loài vật rất cảnh giác như mà xuất hiện ở nơi có hoạt động của con người là hoàn toàn không thể”. Nhà động vật học này còn cảm thấy lạ lùng vì trong tất cả các bức ảnh đều không thấy đầu con vật đâu cả.
Các độc giả cũng chú ý tới những mâu thuẫn của tấm ảnh, ví dụ trong tất cả cảc bức ảnh, con vật hầu như ở nguyên một tư thế. Nhưng chỉ cần nhìn bóng của các vật trong ảnh cũng có thể đoán được có những bức ảnh chụp cách nhau hàng giờ. Những người có thái độ phê phán hơn thì nói rằng, con vật mà Karmel chụp chẳng qua chỉ là mô hình chó sói túi mà thôi. Nhưng Douglas cho rằng rất có thể bức ảnh chụp đầu tiên là ảnh một con sói túi sống thật, nhưng sau đó người cầm súng trong ảnh đã giết chết nó. Ông hy vọng sẽ có người tìm ra được xác con vật, nhưng không ai hưởng ứng cả. Điều này có thể là vì chính phủ đã ra tuyên bố, bất kỳ một ai bị xét xử và luận tội là giết chết chó sói túi đều bị phạt 5000 đô la Úc.
Chứng cứ quan trọng
Năm 1966, một số người thuộc Viện bảo tàng Australia đã phát hiện trong một hang núi gần bến xe Mundrabilla một bộ hài cốt. Bộ hài cốt này tuổi thọ khoảng 4.500 năm (những hóa thạch của loài này được phát hiện đều ít nhất khoảng 12.000 năm trước). Nhà động vật học Douglas cho rằng, do việc xác định thời gian có thể xảy ra sai sót (tức là bộ hài cốt này chịu ô nhiễm của tầng nước ngầm trong vỏ Trái Đất), nên thời gian thực của nó có thể có niên đại gần hơn nhiều so với thời gian trên.
Năm 1986, chính ông lại phát hiện ra xác một con chó hoang châu Úc trong cùng cái hang trên. Cái xác này không có lông, rất khô ráo, không mùi và được cho là nhiều lắm cùng chỉ khoảng 20 năm mà thôi. Nhà động vật học này cho rằng, nếu so sánh hai bộ hài cốt này thì xác của con chó sói túi được giữ gìn tốt hơn nhiều. Xem xét từ điểm này, ông cho rằng rằng khi đuợc phát hiện thì con chó sói túi đó mới chỉ chết chưa đầy một năm hoặc ngắn hơn!
Trong vùng rừng núi hoang dã thuộc vườn quốc gia ở vùng giáp giới giữa hai bang New South Wales và Victoria cũng có vụ việc nhìn thấy chó sói túi. Simon (nhân viên bảo vệ rừng) báo cáo rằng, ông ta đã nhìn thấy một con vật như vậy ở xa khoảng 30m trong mấy giây. Năm 1990, Aunien đã viết một bài về những bí ẩn của loài sói túi đăng trên tờ “Niên đại”, một tờ báo rất có uy tín. Sau đó, ông đã thu thập được rất nhiều thư tín và tư liệu rất đáng tin cậy của cư dân bang Victoria về những điều mắt thấy tai nghe của họ đối với loài động vật này.
Nhà văn Buli của châu Úc cho rằng, loài chó sói túi Australia có một sức mạnh thần bí rất đáng sợ. Ông kể lại, trước đêm mà nhân viên bảo vệ rừng Simon nhìn thấy con vật kia, ông đã dẫn theo mấy con chó săn nhưng khi nghe thấy tiếng kêu rất ghê rợn như tiếng của loài chó sói túi từ bụi cây vọng ra, những con chó săn quá sợ hãi không dám nhảy xuống xe.
Năm 1982, một đôi vợ chồng người nông dân thuộc bang Tây Australia nói rằng chó sói túi cắn chết gia súc của họ. Những hiện tượng như vậy vẫn liên tục xuất hiện. Cho đến tận bây giờ, chính quyền vẫn thường xuyên ghi nhận có báo cáo về chó sói túi. Đâu đó, trên đất nước Australia vẫn còn tồn tại loài động vật cực quý hiếm này? Đó vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.