Nghịch lý việc giảm thiểu tác động môi trường tại World Cup 2030
Tiêu chí giảm thiểu tác động môi trường tại World Cup 2030 của FIFA đang đối mặt với sự chỉ trích từ các nhà hoạt động môi trường.
Tuần trước, FIFA đã tuyên bố Morocco, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là chủ nhà World Cup 2030, trong khi Uruguay, Argentina và Paraguay cũng sẽ tổ chức trận khai mạc, nhằm đánh dấu 100 năm giải đấu.
Tuy nhiên, quyết định tổ chức World Cup 2030 của FIFA tại ba châu lục đang thu hút sự chỉ trích từ nhiều giới, trong đó có cả các nhà hoạt động môi trường, những người khẳng định, lượng khí thải ra môi trường sẽ nhiều hơn khi các đội bóng, người hâm mộ phải di chuyển nhiều hơn, xa hơn bằng nhiều loại phương tiện khác nhau.
Trên trang web của mình, FIFA chống chế, thực tế chỉ có ba trận đấu sẽ được tổ chức ở Nam Mỹ, đồng thời nhấn mạnh: “Morocco, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sẽ là chủ nhà của FIFA World Cup 2030.
Thế nên trong 101 trận đấu tại World Cup 2023 tổ chức tại ba quốc gia láng giềng, đều có vị trí địa lý gần nhau, sở hữu cơ sở hạ tầng cũng như liên kết giao thông vùng phát triển rộng khắp.
FIFA sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường của FIFA World Cup. Từ quan điểm bền vững, việc giảm thiểu sự di chuyển cũng như các vấn đề liên quan, sẽ được quan tâm hơn trong các chuyến khảo sát địa điểm và các cuộc họp khác”.
FIFA cũng xác nhận rằng Uruguay, Argentina và Paraguay đã đủ điều kiện tham dự vòng chung kết World Cup 2023. Điều này cũng đồng nghĩa, 6 trong số 48 đội tuyển đã được xác định.
"Morocco, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, với tư cách là chủ nhà của World Cup 2030. Uruguay, Argentina và Paraguay với tư cách là chủ nhà của lễ kỷ niệm 100 năm, sẽ tự động đủ điều kiện từ hạn ngạch các suất phân bổ của các liên đoàn”, FIFA cho biết.